Hạt sen là gì?
Người rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều hạt sen. Nguồn ảnh: Internet
Cây sen là loài cây thuộc họ sen súng và có tới hơn 100 loài, phổ biến nhất là sen trắng đơn hoa, mỗi bông có khoảng 24 cánh. những loài sen khác như hoa sen kép có thể có trên 100 cánh mỗi bông, thường có màu sắc hồng và đỏ. tại việt nam, sen sống ở hầu hết các tỉnh, thành, nó đem đến nhiều tác dụng trong việc giúp bồi bổ và nâng cao sức khỏe con người.
Hạt sen có hàm lượng các chất protein, magie, kali và phốt pho cao, trong khi hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp. trong y học, hạt sen được xem như một dược phẩm quý, có thể chữa các loại bệnh như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, ăn kém, tâm phiền và bệnh ăn uống khó tiêu.
trong 100g hạt sen có chứa 350 calo, 63-68g carbohydrate, 17-18g protein, nhưng chỉ có 1,9-2,5g mỡ, còn lại là các thành phần khác như nước, khoáng chất khác. theo kết quả nghiên cứu, trung bình cứ 100 gam hạt sen khô có thể cung cấp khoảng 18g protein chất lượng cao và chất xơ. đặc biệt, hạt sen không chứa đường mà lại có hương vị thơm ngon hợp với sở thích của nhiều người.
Hạt sen còn được gọi là liên nhục, có vị ngọt, tính bình và thành phần chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. trong đông y, hạt sen là một món ăn ngon, bổ và cũng là một vị thuốc quý có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ, có thể cải thiện tình trạng di tinh, mộng tinh ở nam giới hay bệnh tiêu chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mất nước.
Người không nên dùng hạt sen
Trộn hạt sen để nấu cháo cho trẻ
Hạt sen không có nhiều ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, thậm chí còn làm trẻ khó tiêu hoá. nguyên nhân là hệ thống tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm vì còn quá non nớt không thể hấp thụ được các chất, ngược lại, có thể gây dị ứng và mẩn đỏ. do đó, không nên trộn các loại hạt sen để nấu cháo cho bé vì sẽ gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu và biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Người mắc bệnh tim mạch
Hạt sen không dùng cho những người bị bệnh tim mạch bởi trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid. nếu muốn sử dụng hạt sen làm thuốc trước tiên phải khử độc rồi mới dùng. có thể khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng nhưng không cháy để độc tố thoát hết ra ngoài.
Cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài. vì vậy những người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen nhất thiết phải bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.
Người bị rối loạn tiêu hóa
Trong đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ – kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa. nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều, hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. bởi vì trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất, khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.
Ăn nhiều hạt sen có sao không?
Hạt sen vốn có tính mát, vị thơm bùi nên thường rất dễ ăn, song các khuyến cáo về dinh dưỡng đã chỉ rằng thói quen ăn nhiều hạt sen hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, cần đảm bảo bổ sung loại hạt này với liều lượng vừa đủ, hợp lý. theo đó, trong khẩu phần ăn mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 28g hạt sen, duy trì tần suất ăn từ 3 - 4 bữa một tháng.
Nếu áp dụng đúng nguyên tắc sử dụng hạt sen trên đây, chúng ta sẽ chủ động phòng tránh được một số tác dụng phụ sau:
Đầy bụng khó tiêu
Dựa trên phân tích dinh dưỡng, hạt sen được đánh giá là thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ tương đối dồi dào, đảm nhiệm vai trò hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. tuy nhiên, các nghiên cứu y khoa cũng nhận định rằng, tiếp nạp lượng chất xơ vượt mức ăn toàn từ hạt sen sẽ gây ra tác dụng ngược, dẫn tới tình trạng đầy bụng khó tiêu và táo bón.
Rối loạn nhịp tim
Hạt sen gồm phần hạt trắng bên ngoài và phần tâm sen nhỏ, màu xanh ở bên trong chứa hàm lượng lớn hoạt chất nelumbo có đặc tính an thần, giảm mất ngủ.
Song các chuyên gia luôn khuyến khích chúng ta điều chỉnh lượng hạt sen hợp lý và không sử dụng liên tục trong thời gian dài (nhật là đối tượng thể trạng hàn) vì nhóm chất trên có dược tính khá mạnh, có thể làm rối loạn nhịp tim và huyết áp.
Suy giảm trí nhớ
Chúng ta biết rằng giấc ngủ góp phần không nhỏ trong việc duy trì hoạt động của não bộ cũng như ngăn chặn hiện tượng suy giảm trí nhớ, chứng hay quên.
Dù vậy nếu hấp thu quá nhiều và không khoa học lượng chất an thần từ thuốc hay các thực phẩm như hạt sen lại tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn giấc ngủ. lúc này bạn sẽ luôn ở trong trạng thái buồn ngủ, giấc ngủ kéo dài triền miên, để lại ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng ghi nhớ và thậm chí là giảm tuổi thọ của bạn.
Theo Anh Đào/Tiêu dùng
Link bài gốc Lấy link
https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/luu-y-khi-an-hat-sen-ban-can-biet-64878.htmlTheo Anh Đào/Tiêu dùng