Hãy nhớ, nước chanh vốn dĩ chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng men răng nếu bạn uống trực tiếp. Thậm chí có thể khiến bạn dễ bị sâu răng hay răng bị nhạy cảm hơn.
Ảnh minh họa. |
Mỗi người chỉ nên uống nước chanh khi có ống hút để tránh làm hỏng men răng. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống -2 cốc nước chanh.
Buổi sáng nên uống nước chanh mật ong ấm để đảm bảo sức khỏe.
Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống.
Vì thế, hãy pha nước chanh ấm, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.
Khi pha nước chanh nhất định phải pha loảng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3- 4 cốc nước. Khi pha kiểu này, nước chanh mới không có vị chua quá gắt, không cần thêm đường hay mật ong vẫn có thể uống được mà hàm lượng calo lại thấp.
Chanh nhất định phải giữ nguyên cả vỏ, cắt thành lát mỏng, bởi vì phần vỏ có chứa flavonoid cao hơn so với phần thịt của quả chanh. Hơn nữa tinh dầu chanh cũng chủ yếu tập trung ở vỏ chanh, khi thái lát mỏng, thành phần hương thơm trong vỏ chanh dễ dàng bay ra ngoài, đồng thời giữ lại được các chất chống oxy hóa .
Do cam cũng là một trong những loại quả có múi như cam, quýt nên vỏ chanh cũng chứa flavonoid mang vị đắng.
Khi trời nóng sau khi uống một cốc nước chanh vừa có một chút vị đắng kết hợp với một chút vị chua, bạn sẽ có cảm giác giải khát.
Nhiều người cho rằng, không được pha nước chanh bằng nước nóng, vì sợ mất vitamin C.
Thực tế là, nước pha chanh không thể quá lạnh, nếu không hương vị sẽ không bay được ra ngoài.
Do tính axit của chanh khá mạnh, khả năng chịu nhiệt của vitamin C dưới điều kiện có tính axit khá tốt, nên không dễ bị mất đi. Nếu pha nước chanh với nhiệt độ nước 60 độ thì hoàn toàn không vấn đề gì.
Uống nước chanh ấm hàng ngày là cách dễ nhất để bổ sung lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày cũng như giúp cơ thể hoạt động sung sức.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp