Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đừng để dạ dày làm việc quá tải

Đầy bụng, ăn không tiêu là “căn bệnh Tết” mà ai trong chúng ta cũng từng gặp phải. Những biểu hiện này cảnh báo rằng hệ tiêu hóa của chúng ta đang bị quá tải do bổ sung lượng lớn thức ăn một cách bừa bãi.

Tết là thời gian gia đình đoàn tụ, nghỉ ngơi sau một năm dài làm việc, lao động vất vả. Vào dịp này mọi người thường tụ họp, chúc nhau bằng ly bia, cốc rượu cùng những món ăn đặc biệt thường có trong ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, thịt kho tàu, canh khổ qua, lạp xưởng,...

Đây cũng là lý do khiến nhiều người tăng cân, tăng đường máu, mỡ máu, nóng trong người sau Tết. Đó là chưa kể những bệnh do rượu bia quá chén, bệnh đường tiêu hóa (tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu..) do thức ăn bị hỏng, nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, theo nghị định mới vừa ban hành, đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (mức 3) sẽ bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX 22 - 24 tháng. Người lái xe máy vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400-600 ngàn đồng.

Kiểm soát khi uống rượu bia

Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đang gia tăng. Việc lạm dụng rượu bia trong dịp Tết đã để lại nhiều hệ lụy, nhất là mất kiểm soát khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, uống rượu quá đà cũng gây tổn hại rất lớn tới chính sức khỏe, nhất là gan, thận, dạ dày là những bộ phận trực tiếp phải “gánh họa”.

Bia rượu và các thực phẩm khó tiêu là nguyên nhân hàng đầu gây đầy bụng, ăn không tiêu và dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm trong dịp Tết (ảnh: internet)

Theo ThS.BS Đỗ Đức Tín, khoa Khám sức khỏe tổng quát, Bệnh viện Quốc tế City TP.HCM, để hạn chế những bệnh kể trên, người dân cần chú ý đến lượng rượu bia dung nạp vào cơ thể.

Bác sĩ Tín khuyến cáo chúng ta có thể uống rượu vang đỏ mỗi ngày 1 ly, 2-3 lon bia/ngày với nam hay 1-2 lon/ngày với nữ là đảm bảo sức khỏe. Tùy vào tình trạng thực tế của mỗi người cần cân nhắc lượng uống cho phù hợp, tránh say xỉn mất kiểm soát.

Đặc biệt là khi đã uống rượu bia tuyệt đối không nên lái xe. Đặc biệt, những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, bệnh gan (tăng men gan, gan nhiễm mỡ) không nên phá lệ uống bia rượu trong ngày xuân. Vì chất men trong rượu bia được xem là "kẻ thù" của dạ dày.

Ăn uống ngày Tết

Thực phẩm ngày Tết đặc biệt là bánh chưng, bánh tét,… ngon nhưng rất dễ gây đầy bụng khó tiêu. Do đó, bác sĩ Tín khuyên rằng chỉ nên ăn vừa phải và bổ sung kèm những thực phẩm chua tốt cho tiêu hóa như củ hành, củ kiệu, cải chua... Mỗi thành viên cần ăn đầy đủ các nhóm chất gồm ngũ cốc, chất đạm, chất béo tốt và chất xơ cùng vitamin khoáng chất từ rau củ quả.

Cần lưu ý khi ăn các thực phẩm ngày tết để bảo vệ sức khỏe (ảnh: internet)

Cần chú ý cách bảo quản thực phẩm, không nên để thức ăn thừa lưu trữ quá 2 ngày, tốt nhất nên dùng hết trong ngày. Những người bị tiểu đường và trẻ nhỏ cần hạn chế đồ ngọt có trong kẹo, bánh mứt, nước ngọt,... Đây là những thực phẩm dễ tăng cân, béo phì, sâu răng.

Đặc biệt, người dân nên thay đổi quan niệm phải ép nhau ăn và ép uống rượu, bia trong ngày Tết. Sức khỏe của mỗi người mỗi khác, để tránh những hậu quả đáng tiếc do ăn uống quá đà, bạn hãy hãy chọn lựa cách ăn và món phù hợp với sức khỏe của mình. Đặc biệt, nên tôn trọng ý kiến của khách đến thăm nhà khi họ từ chối dùng bữa vì lý do sức khỏe.

Các chuyên gia khuyến cáo, sau kỳ nghỉ Tết dài, tiệc tùng liên miên, bạn nên dành vài ngày để giải độc cơ thể bằng chế độ ăn nhẹ như canh rau quả, uống nhiều nước, hạn chế thịt mỡ, đồ ngọt và tập thể dục thường xuyên.

Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vn/dung-de-da-day-lam-viec-qua-tai-post328628.info)
Từ khóa:

Tin cùng nội dung

  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY