Dinh dưỡng hôm nay

Đừng nấu quá chín, nướng quá khét món ăn

Thức ăn khi nấu quá chín, nướng quá khét, không chỉ mất dinh dưỡng mà còn hình thành chất gây ung thư như arcylamides hay heterocyclic amines (HCAs).

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn chín, uống sôi là điều nên làm. Thực phẩm phải được nấu chín để đảm bảo sức khỏe.

Tuy nhiên, trên thực tế có một số thực phẩm, ăn sống sẽ mang lại tối đa chất dinh dưỡng hơn hẳn khi nấu chín. Các thực phẩm này khi ăn sống sẽ bảo vệ nồng độ enzyme thiết yếu và hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng. Đặc biệt, ăn sống một số loại rau còn có thể giúp giảm lượng mỡ dư thừa. Dưới đây là những loại thực phẩm bạn không nên nấu chín hoặc chế biến khi ăn.

Xúp lơ xanh: Xúp lơ xanh được cho là một trong số những thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất bởi nó có chứa sulforaphane - một hợp chất có khả năng chống lại ung thư, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, xúp lơ sống cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi hơn xúp lơ chín, bởi quá trình nấu chín sẽ làm giảm lượng sulforaphane. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên trần qua nước sôi trước khi sử dụng là tốt nhất.

Củ cải đường: Củ cải đường chứa nhiều chất xơ, vitamin C, kali, magan, vitamin B giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức chịu đựng, chống viêm, giảm huyết áp thậm chí ngăn ngừa bệnh ung thư.

Nếu nấu chín củ cải sẽ mất đi 25% chất folate - hợp chất giúp não bộ khỏe mạnh ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh trong quá trình phát triển của thai nhi.

Bông cải xanh: Không chỉ giàu vitamin C, canxi, kali, protein mà nó còn chứa hợp chất sulforaphane - chống lại tế bào ung thư, hạ huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch, cung cấp chất chống oxy hóa giúp chống lão hóa và tăng cường miễn dịch. Nghiên cứu chỉ ra, những người ăn bông cải xanh tươi có hàm lượng sulforaphane cao hơn khi ăn chúng ở dạng chín.

Hành tây: Hành tây chứa allicin phytonutrient - giúp kiềm chế cơn đói, ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp cao. Chất dinh dưỡng sẽ đạt tối đa nếu như ăn sống, hơn hẳn việc thái nhỏ rồi nấu chín.

Tỏi: Đây là thực phẩm hầu như luôn được nấu chín. Tuy nhiên, giống như hành tây, tỏi chứa allicin phytonutrient nên cần tiêu thụ chúng dưới dạng thô hơn là nấu chín.

Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và là nguồn cung cấp tuyệt vời B6, vitamin E và magie. Nên nấu lửa nhỏ để ăn ớt chuông ở dạng tái chín, nếu đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ khiến lượng vitamin bị phá hủy.

Cải xoăn: Với hàm lượng vitamin A, C và folate cao, sử dụng lá cải xoăn giúp làn da khỏe mạnh, tốt cho máu và hệ thống miễn dịch. Nấu chín rau cải xoăn sẽ làm mất đi 1/3 lượng vitamin C. Nếu muốn nấu chín, nên sử dụng càng ít nước càng tốt và nấu trong thời gian ngắn để duy trì dinh dưỡng.

Cần tây: Có chứa chất xơ, kali, vitamin B2. Vào mùa hè, bạn rất dễ bị táo bón và nhiệt tấn công. Hấp thu đủ lượng dinh dưỡng từ cần tây giúp bạn “thư giãn” ruột và điều chỉnh sự cân bằng natri và kali. Trong khi đó, vitamin B2 giúp ngăn ngừa mệt mỏi và loét miệng.

Bắp cải: Có chứa hàm lượng chất xơ và vitamin A cao. Thường xuyên ăn bắp cải vào mùa hè có thể bảo vệ mắt và làm đẹp làn da. Tuy nhiên, không nên trữ bắp cải trong một thời gian dài vì làm mất các chất dinh dưỡng.

Cà tím: Loại cà này cực kỳ dồi dào selenium, giúp chống lại quá trình oxy hóa, duy trì hoạt động bình thường của các tế bào nội bộ, nâng cao khả năng miễn dịch và chống lại các bệnh khác nhau cho cơ thể con người.

Dừa: Uống nước dừa để bổ sung nước cho cơ thể, thịt dừa chứa chất béo lành mạnh tăng cường bổ sung cho não và tim. Qua chế biến thành bánh kẹo, dừa khô… đã khiến cho giá trị dinh dưỡng bị giảm.

Dưa chuột: Có chứa hỗn hợp vitamin C, vitamin B và các chất khoáng sản. Các chất dinh dưỡng có trong lớp vỏ cũng rất dồi dào. Vì vậy, bạn nên ăn dưa chuột tươi sống càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, để loại bỏ thuốc trừ sâu từ dưa chuột, nên ngâm trong nước muối từ 15 đến 20 phút và sau đó rửa bằng nước sạch. Ngoài ra, các món rau trộn với nước sốt nên được ăn ngay lập tức sau khi chế biến, nếu không các vitamin chứa trong nó có thể bị phá hủy.

Tuy vậy, những bệnh nhân bị loét tiêu hóa không nên ăn các loại rau chưa nấu chín, các sợi thô có thể kích thích các vùng trong dạ dày và đường ruột.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/dung-nau-qua-chin-nuong-qua-khet-mon-an-4004209.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY