Nếu rửa đũa không đúng cách có thể gây hại đến sức khỏe, thậm chí ở mức độ nhất định có thể dẫn đến ung thư. Dưới đây là 2 gây hại cho sức khỏe.
Khi rửa đũa, có bao nhiều người có thói quen bằng cách chà xát chúng với nhau? Câu trả lời là có khoảng 90% người đều theo cách này. Thực tế phương pháp này là sai. Khi đũa được chà xát với nhau, rất dễ làm bong lớp bảo vệ bên ngoài, khiến đũa có vô số vết nứt nhỏ, khiến bề mặt của đũa trở nên thô ráp, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh vật sinh sôi và phát triển.
Hơn nữa, sau khi rửa đũa xong, nhiều người không có thói quen làm khô đũa trước khi cho đũa vào ống đũa, đũa ở môi trường ẩm ướt là điều kiện hoàn hảo cho các loại vi khuẩn nấm mốc phát triển, nghiêm trọng hơn còn có thể sản sinh ra chất (tiêu biểu là ung thư gan) có tên là aflatoxin, aflatoxin là một nhóm các chất chuyển hóa của vi nấm, có độc tính cao.
Tổ chức Nghiên cứu Ung thư quốc tế IARC đã xếp loại aflatoxin B1 vào nhóm tác nhân cho người. Ngoài ra, phương pháp rửa đũa như thế này cũng rất dễ gây nhiễm trùng chéo các loại vi sinh vật gây bệnh trên các loại đũa khác nhau, một số bệnh truyền nhiễm cũng có thể lây lan thông qua phương pháp này.
Rất nhiều người không rửa bát đũa ngay sau khi ăn, bình thường sẽ để bát đũa vào bồn rửa, sau đó vắt nước tẩy ngâm trong một thời gian mới rửa. Phương pháp ngâm này chỉ phù hợp với giặt quần áo, không thích hợp để rửa bát.
Khi đũa được ngâm với nước hóa chất tẩy rửa trong một thời gian dài, rất dễ khiến các thành phần hóa học xâm nhập vào đũa, các chất hóa học còn sót lại trên đũa không dễ loại bỏ được bằng cách rửa thông thường. Sử dụng loại đũa có chứa hóa chất có thể làm giảm nồng độ các ion canxi trong máu, axit hóa máu, cơ thể dễ mệt mỏi, đồng thời cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng giải độc gan.
1. Cách tốt nhất là rửa từng cái một: Trước khi rửa đũa, nên pha loãng chất tẩy rửa vào nước. Dùng vải mềm rửa từng cái đũa một, sau đó rửa sạch đũa dưới vòi nước. Điều này có thể làm giảm ma sát, cũng có thể tránh dư lượng chất hóa học, đặc biệt đũa rất sạch và an toàn.
2. Thường xuyên khử độc cho đũa: Nếu có điều kiện thì có thể sử dụng máy khử trùng hoặc có thể cho đũa vào nước sôi khoảng nửa tiếng (lưu ý đũa nhựa và đũa sơn màu không phù hợp khử trùng theo cách này), hoặc nấu ở nhiệt độ cao, có thể khử hầu hết các loại vi khuẩn, nấm mốc.
3. Lau khô đũa trước khi bỏ đũa vào ống: Sau khi rửa đũa, hãy xả sạch đũa dưới vòi nước, sau đó nên lau sạch đũa hoặc phơi đũa dưới ánh nắng mặt trời. Đũa nên được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng khí để tránh vi khuẩn trong môi trường ẩm ướt. Khi cắm đũa vào hộp cần đảm bảo hộp đựng có lỗ thoáng khí, thoáng nước…
4. Đũa mới sau khi khử trùng mới được sử dụng: Đũa rất dễ bị nhiễm vi trùng trong quá trình sản xuất. và chúng không được khử trùng cẩn thận, các loại chất bẩn rất dễ bị chúng ta ăn vào dạ dày, do đó cần khử trùng trước khi bắt đầu sử dụng. Tốt nhất là mới qua nước máy, tiếp đến lại dùng nước tẩy rửa để rửa sạch đũa, cuối cùng cho đũa ngâm trong nước nóng khoảng nửa tiếng để diệt khuẩn.
5. Thường xuyên thay đũa mới: Thông thường, các loại đũa có hạn sử dụng 3-6 tháng. Sau khoảng thời gian này, màu đũa có thể chuyển sang đậm hoặc nhạt dần do tần suất sử dụng. Màu sắc của đũa thay đổi cho thấy vật liệu làm ra đôi đũa chắc chắn bị thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần thay đũa vì mức độ an toàn khi dùng đũa đã giảm.
Hà Vũ (Dịch theo Aboluowang)
Chủ đề liên quan:
aflatoxin gây ung thư bảo quản đũa cách rửa đũa gây ung thư gia đình hại sức khỏe nguyên nhân ung thư rửa đũa sai lầm sai lầm khi rửa đũa sử dụng đũa ung thư