Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Dùng sả thế nào để tốt cho sức khỏe?

Cây sả được trồng phổ biến ở khắp các vùng trên đất nước, là gia vị trong nhiều món ăn. Trong y học cổ truyền còn là vị thuốc. Tuy nhiên, khi sử dụng sả cũng cần chú ý những vấn đề cần thiết để tránh gây hại cho sức khỏe.

Một số cách dùng sả

Pha trà sả

Giã hoặc cắt khoảng 10 lá sả thành những đoạn nhỏ dài từ 2,5-3 cm. Đun sôi nước rồi cho sả vào. Đun tiếp khoảng 10-15 phút. Sau đó lọc bỏ bã, thêm đường (tùy sở thích) và một lát gừng vừa ăn. Để nguội, uống mỗi lần một cốc, 2-3 lần mỗi ngày. Pha trà mới nếu cần thiết. Khi các triệu chứng vẫn còn hoặc xảy ra kích ứng cần ngừng dùng trà sả và hỏi ý kiến bác sĩ.

Ngoài phương pháp trên thì bạn có thể kết hợp với một số phương pháp khác như lá đu đủ, mật ong, tắc,.. Trà sả có tác dụng hỗ trợ làm giảm căng thẳng, stress, giải độc rượu, hỗ trợ giảm cholesterol, ngăn ngừa viêm nhiễm, bảo vệ răng miệng…

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

​​​​​Giã lấy nước

Sả có thể ăn sống hoặc giã lấy nước uống để điều trị cảm lạnh, cảm cúm, sốt rét.

Kết hợp với các vị thuốc khác

Sả có thể được kết hợp với các vị thuốc khác để làm thuốc xông giải cảm, làm mượt tóc, sạch gàu, chữa tiêu chảy do lạnh bụng, ho do cảm cúm... theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những lưu ý cần tránh để dùng sả an toàn

Liều lượng an toàn khi dùng sả

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ nào kết luận chính xác về liều lượng sả tiêu chuẩn mà một người nên dùng một ngày. Do đó, nếu đang trong tình trạng sức khỏe đặc biệt hay có bệnh lý nền, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng sả hằng ngày.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng sả quá liều là: Chóng mặt, khô miệng, đi tiểu nhiều, mệt mỏi,... Để hạn chế nguy cơ dùng quá liều, chuyên trangHealthlinekhuyến nghị mọi người nên bắt đầu với việc uống 1 cốc trà sả/ngày (khoảng 350ml), nếu cơ thể dung nạp tốt, có thể uống nhiều hơn. Ngoài ra, cần ngừng ngay hoặc uống ít lại nếu cơ thể gặp phải các tác dụng phụtrên.

Trườnghợp không nên dùng tinh dầu sả

Khi được nấu chín và chế biến đúng cách, sả đã được chứng minh là có lợi ngay cả đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên, không nên sử dụng tinh dầu cho những trường hợp này.

Ngoài ra, với bất kỳ trường hợp nào cũng không được uống hoặc ngửi trực tiếp tinh dầu sả. Nguyên nhân sẽ ảnh hưởng đến chức năng phổi nếu ngửi trực tiếp và nguy hiểm đến tính mạng nếu uống thuốc diệt côn trùng có chứa sả.

Trường hợp mắc bệnh mạn tính

Đối với những trường hợp mắc bệnh đái tháo đường, người sử dụng thuốc đái tháo đường (uống), dùng thuốc tăng huyết áp nên hạn chế sử dụng sả.

Nguy cơ dị ứng

Trong một số trường hợp hiếm hoi, tinh dầu sả đã gây ra các phản ứng dị ứng khi thoa lên da. Để giảm thiểu kích ứng da, hãy pha loãng dầu trong dầu nền như dầu cây rum hoặc dầu hạt hướng dương trước khi dùng. Như với tất cả các loại tinh dầu, chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ và chỉ trong một thời gian nhất định.

Kích ứng mắt

Sả có thể gây kích ứng mắt. Do đó, cần tránh để sả (thảo mộc hoặc dầu) vào mắt.

Với phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai ăn sả hay các thực phẩm chứa sả có nguy cơ gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai nên những trường hợp này cần đặc biệt lưu ý, không dùng quá nhiều sả.

Bên cạnh đó, sả còn có thể gây ra cảm giác bỏng rát, kích ứng da, khó chịu, phát ban và giảm lượng đường trong máu. Chính vì vậy, khi gặp phải bất kỳ biểu hiện nào khi dùng sả, trà sả, nước ép sả… thì cần ngừng lại ngay. Nếu biểu hiện ngày càng trầm trọng cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị.

Theo Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/dung-sa-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe-67198.html

Theo Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/dung-sa-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe/20221016045542478)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cây sả là một loại cây quen thuộc đối với các gia đình Việt Nam nhưng ít ai biết đến tác dụng đuổi muỗi công hiệu của nó; do đó, chỉ vài bụi sả trong chậu hoặc được trồng gần nhà với kỹ thuật trồng cây không hề khó sẽ mang lại nhiều công hiệu hữu ích cho gia đình.
  • (HNM) - Việc tìm ra các giải pháp đồng bộ để phát triển cây sả chanh, hoàn thiện công nghệ chưng cất tinh dầu và sử dụng bã sả sau chưng cất để làm vật liệu hữu cơ xử lý chất thải chăn nuôi đã mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành Nông nghiệp Thủ đô và cả nước.
  • Cây sả có chứa các thành phần kháng viêm, tiêu đờm, các tinh dầu giúp thông họng, cải thiện nhanh các chứng ho. Bạn có thể dùng trà gừng sả hoặc các bài Thu*c khác để trị ho.
  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Sả quăn Vị cay, hơi đắng, tính hơi hàn; có tác dụng hoạt huyết khử ứ, giải thũng độc. Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng trị sơn lam chướng khí, thuỷ thổ bất phục, thoắt nóng thoắt lạnh, bụng dạ lạnh đau, sang độc. Đã thử nghiệm dùng tránh thụ thai.
  • Theo Đông Y Vị ngọt, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong thanh thấp, tán hàn giải biểu, thông kinh lạc, tiêu thũng, phòng côn trùng cắn. Ngày nay, ta dùng Sả chữa: cảm mạo, nóng sốt đau đầu, đau dạ dày, ỉa chảy, phong thấp tê đau, đòn ngã tổn thương, bụng dạ trướng đau, viêm tai giữa có mủ, ho, cước khí, kinh nguyệt không đều, phù thũng khi có mang.
  • (MangYTe)- Sảchứa chất chống ôxy hóa mạnh, giúp tăng khả năng miễn dịch và cải thiện sức khỏetổng thể.
  • Với niềm đam mê về dược liệu và mong muốn bảo tồn các loại cây này, vào giữa năm 2016, chàng trai 8X ở miệt vườn Kế Sách của tỉnh Sóc Trăng đã thành lập công ty chuyên về bảo tồn giống dược liệu quý. Hiện nay anh đã có trong tay hơn 100 loại dược liệu có giá trị kinh tế cao.
  • Sả được trồng khá phổ biến ở nông thôn, nhất là trong các vườn Thu*c gia đình và trạm y tế xã, từ đồng bằng đến miền núi. Cây còn được phát triển ở quy mô nông trường tại Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Đăk Lăk, Tây Ninh để cất tinh dầu xuất khẩu.
  • Cây sả tính ấm, kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn. Ngoài làm Thu*c, sả còn cho tinh dầu quý.
  • Cây sả mọc hoang và được trồng trên khắp mọi miền nước ta, là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn dân tộc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY