Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Được mệnh danh là kháng sinh tự nhiên, loại rau dại mọc hoang này điều trị được rất nhiều bệnh nhưng có 3 người cần tránh

Mặc dù là một loài rau dại, nhưng bồ công anh có rất nhiều công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Từ xa xưa người ta đã biết sử dụng một số loại thảo dược để làm kháng sinh tự nhiên, có thể chữa được một số bệnh thông thường. Có một số loại cây tưởng chừng như rau dại nhưng lại có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, biết được công dụng của bồ công anh, bạn có thể phòng tránh được rất nhiều bệnh.

Những công dụng của bồ công anh

Trong y học Trung Quốc, ngay từ thời nhà Đường, người ta đã biết dùng bồ công anh làm Thu*c. Loại rau này có vị đắng, tính lạnh, có thể giúp tiêu độc, giảm sưng, giảm cholesterol… Ngoài ra, nó còn có tác dụng trong việc giảm các triệu chứng khó tiêu, táo bón, làm sạch mạch máu.

Bồ công anh còn được ví như một loại "kháng sinh tự nhiên", có thể điều trị được nhiều loại bệnh truyền nhiễm như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm túi mật, ngăn ngừa cảm cúm… Thông thường, bồ công anh có thể phơi khô làm trà hoặc nấu nước uống, nhưng nó cũng được đem đi chiên xào, luộc. Đặc biệt, món rau bồ công anh trộn với trứng đem rán lên được nhiều người cực kỳ yêu thích, cách làm tương tự như ngải cứu xào trứng.

Rau bồ công anh luộc.

Một số tác dụng chính của bồ công anh phải kể đến như:

- Giải độc

Không phải hoa mà thân cây và rễ của bồ công anh khi phơi khô, nấu thành nước uống có tính thanh nhiệt, giải độc rất tốt. nó sẽ giúp làm giảm các triệu chứng như đau miệng, hôi miệng, mất ngủ, đỏ mặt, khô mắt…

- Giảm sưng

Nước bồ công anh có thể làm thông tuyến sữa đang tắc, giúp điều trị giảm sưng và viêm vú. đây là một loại thảo dược rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng sưng vú.

Công dụng của bồ công anh rất nhiều, là loại rau dại tốt cho sức khỏe.

- Chống viêm, kháng khuẩn

Các thành phần của bồ công anh có thể ức chế sự xâm nhiễm của trực khuẩn thương hàn, tụ cầu vàng. Uống nước bồ công anh thường xuyên có thể giúp cơ thể phòng tránh vi khuẩn xâm nhập. Nước nấu từ cây bồ công anh có thể chữa được bệnh nấm da, khử trùng, tiêu sưng, chống ngứa hiệu quả.

- Lợi tiểu

Trong Đông y, bồ công anh còn được gọi là "cỏ đái dầm", bởi nó có tác dụng lợi tiểu rất tốt, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm vùng chậu, viêm bể thận…

- Chống lão hóa

Đối với phụ nữ, uống nước bồ công anh hay ăn thân và lá của nó có thể giúp xóa mờ tàn nhang, làm đẹp và sáng da.

Nước bồ công anh có thể làm thông tuyến sữa đang tắc.

- Bảo vệ đường tiêu hóa

Bồ công anh là loại thảo dược chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả. Nếu có triệu chứng đau vùng thượng vị, đầy bụng, nôn mửa, khó tiêu, gan nóng… có thể bổ sung bồ công anh làm món ăn hoặc nấu nước uống.

- Phòng ngừa và ức chế sự phát triển của khối u

Rễ cây bồ công anh rất giàu triterpene, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra, Polysaccharide và lentinan là những chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp ức chế sự phát triển của khối u.

- Cải thiện chứng viêm niệu đạo

Mùa hè là khoảng thời gian có tỷ lệ mắc bệnh viêm niệu đạo và nhiễm trùng đường tiết niệu cao. Trong khi đó, bồ công anh có chứa thành phần kháng khuẩn và kháng viêm nên có hiệu quả trong việc chữa trị căn bệnh này. Đặc biệt, nó có thể cải thiện tình trạng tiểu rắt do viêm tuyến tiền liệt gây ra.

Đối tượng không nên tiêu thụ bồ công anh

Mặc dù bồ công anh có nhiều lợi ích nhưng có 3 loại người không thích hợp để tiêu thụ.

1. Người có tiền sử bị dị ứng

Bồ công anh không phải là loại rau lành tính dành cho tất cả mọi người. Trên thực tế, có một số ít người sẽ bị dị ứng sau khi uống nước bồ công anh, chẳng hạn như nổi mụn nhỏ hoặc ngứa. Nếu xác nhận đó là dấu hiệu của dị ứng, tốt nhất bạn nên dừng uống ngay.

2. Người thiếu dương khí, tỳ vị hư nhược

Bồ công anh có tính lạnh, không nên ăn hoặc uống khi tỳ vị và dạ dày đang kém, nếu không sẽ làm tăng gánh nặng lên đường tiêu hóa, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

3. Người bị hội chứng âm hư

Trong y học Trung Quốc, người mắc chứng âm hư có âm khí trong người quá nhiều, khiến cơ thể suy nhược, tay chân lạnh, mệt mỏi, chán ăn. Lúc này, cơ thể tuy không sốt nhưng bệnh kéo dài, khiến thể trạng người bệnh kém dần. Những người mắc bệnh này cần tránh đồ ăn thức uống có tính lạnh, nếu không sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề đang mắc phải.

Chú ý:

Bồ công anh có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn có một số chú ý khi chế biến và tiêu thụ nó.

- Không uống trà bồ công anh lạnh

Vì bồ công anh có tính lạnh nên nếu uống lạnh sẽ dễ gây tiêu chảy, tốt nhất là nên uống trà nóng hoặc ấm.

- Không uống quá nhiều

Chỉ nên sử dụng 3-5g bồ công anh khô pha thành nước uống, không nên uống quá nhiều.

- Không uống mỗi bồ công anh nếu là người có tỳ vị và dạ dày kém

Đối với những người yếu tỳ vị, dạ dày kém nếu vẫn muốn uống nước bồ công anh thì nên thêm một số nguyên liệu khác để trung hòa dược tính, chẳng hạn như chà là, gừng, hoa hồng…

Theo Sohu, Kknews, Baidu

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/duoc-menh-danh-la-khang-sinh-tu-nhien-loai-rau-dai-moc-hoang-nay-dieu-tri-duoc-rat-nhieu-benh-nhung-co-3-nguoi-can-tranh-2021070809080904.chn)

Tin cùng nội dung

  • Lựa chọn các loại nước ép rau giúp giải nhiệt mùa hè và phòng bệnh sẽ là một biện pháp hữu hiệu.
  • Theo y học cổ truyền, cỏ mật cá có vị đắng, tính mát; vào 4 kinh Tâm, Can, Vị và Đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng giảm đau), khai vị tiêu thực....
  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Bạn đã quá nuông chiều bản thân suốt mấy ngày tết? Hãy giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể bằng một số cách giải độc đơn giản và nhanh chóng dưới đây:
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY