Cây thuốc quanh ta hôm nay

Dược thiện cho người bệnh phong thấp

Phong thấp là bệnh rất phổ biến ở người trung niên và cao tuổi, thường gặp vào mùa đông xuân, mỗi khi thời tiết thay đổi và dai dẳng, lặp lại nhiều lần.

Người bệnh đau nhức và sưng các khớp, nhất là những khớp xương nhỏ của bàn tay và bàn chân.

Theo Đông y, đau nhức xương khớp thuộc phạm vi chứng tý, nguyên nhân do khí huyết không lưu thông tốt, gây ra bế tắc kinh lạc. Bệnh chia làm hai thể: do phong hàn và thấp nhiệt gây ra. Ngoài việc dùng Thu*c thì cũng là một phương pháp độc đáo hỗ trợ điều trị hiệu quả. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c tốt cho người bị phong tê thấp.

Người bệnh đau nhức trong xương, chủ yếu hai chi dưới. Đau âm ỉ, khi gặp gió lạnh thì đau tăng lên. Chân bên đau bị lạnh, đau nhức kéo dài làm mệt mỏi, mất ngủ, cơ thể suy nhược, ăn uống kém, hạn chế vận động. Nên dùng các món sau:

Thịt chó hầm đỗ trọng, nam tục đoạn: thịt chó lọc bỏ xương 400g, đỗ trọng 15g, nam tục đoạn 16g; riềng mẻ, mắm tôm, mì chính vừa đủ; nước dừa 30ml, thêm một ít trần bì. Thịt chó thái miếng vừa, cho vào nồi cùng riềng mẻ, mắm tôm, mì chính, nước dừa, trộn đều. Đỗ trọng, nam tục đoạn cho vào nồi đổ 1 bát nước nấu sôi kỹ, chắt lấy 40ml nước Thu*c cho vào nồi thịt trộn đều ướp trong 30 phút, cho lên bếp hầm trong lửa nhỏ khoảng 1 giờ rưỡi là được. Riềng có mùi thơm, tính ôn ấm, bổ tỳ, mạnh gân xương; đỗ trọng bổ thận, mạnh xương cốt; nam tục đoạn giảm đau khứ tà. Các vị hợp lại tác dụng ôn kinh tán hàn chỉ thống, rất thích hợp cho người bị đau nhức xương khớp do phong hàn lâu ngày không được hóa giải.

Thịt bò xào lá lốt rất tốt cho người bị đau nhức xương khớp do phong hàn.

Thịt bò xào lá lốt: thịt bò loại một 300g, lá lốt 50g, tỏi gừng hành, nước mắm, mì chính vừa đủ, rượu 1 ly nhỏ. Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, ướp với hành gừng tỏi, mì chính, nước mắm ngon và rượu. Lá lốt rửa sạch thái ngắn. Phi tỏi cho thơm, thịt bò đã ướp gia vị cho vào xào nhanh tay, cho lá lốt vào xào tiếp trên lửa to, nêm gia vị xào thêm một lát là được. Ăn nóng cùng với cơm. Công dụng: lá lốt ôn trung tán hàn, giảm đau, khứ tà. Thịt bò giàu dinh dưỡng, gừng tỏi nước mắm làm cho món ăn thơm ngon hấp dẫn. Dùng 3 - 4 lần một tuần, có thể dùng kèm 1 ly rượu Thu*c gồm: đỗ trọng 10g, rễ bưởi bung 10g, ngũ gia bì 10g, cẩu tích 10g, thục địa 10g, dâm dương hoắc 10g, thiên niên kiện 10g, nam tục đoạn 10g, quế vỏ 10g, rễ xấu hổ 10g, trần bì 10g, đại táo 10g, cam thảo 10g. Các vị thái nhỏ cho vào bình ngâm với 1 lít rượu trắng, sau 15 ngày là dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (30 - 50ml) trong bữa cơm.

Phong thấp thể thấp nhiệt: Người bệnh đau nóng đỏ các khớp xương, đau có tính chất cố định. Nguyên nhân do âm hư sinh nội nhiệt, kết hợp với thấp tà ứ kết lâu ngày sinh ra. Kèm theo người bệnh trằn trọc mất ngủ, chất lưỡi đỏ, váng đầu, bốc hỏa từng cơn. Nếu là nam giới dễ bị di tinh hoạt tinh, răng lung lay... Nên dùng các món sau:

Cháo vịt, ngân hoa, liên kiều: thịt vịt 400g, ngân hoa, liên kiều mỗi vị 15g; gạo tẻ 100g; gia vị mắm muối vừa đủ. Thịt vịt chặt miếng to. Ngân hoa, liên kiều cho vào nồi sắc với 300ml nước, lọc bỏ bã lấy nước cho gạo đã vo sạch và thịt vịt vào hầm cháo, cháo chín cho gia vị, rau thơm, chia ăn trong ngày. Công dụng: thịt vịt bổ âm, bổ thủy. Ngân hoa, liên kiều thoái nhiệt, giảm đau, tiêu độc trừ tà.

Đậu đen hầm thịt dê: thịt dê 150g, đậu đen 120g, địa cốt bì 15g. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm cho chín mềm, ăn với cơm.

Chân giò lợn hầm khởi tử, mướp đắng: móng giò lợn 1 cái khoảng 500g, khởi tử 15g, mướp đắng 60g. Chân giò làm sạch, cắt miếng; khởi tử rửa qua nước ấm; mướp đắng rửa sạch thái lát. Cả 3 thứ cho vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm cho chín mềm, nêm gia vị, ăn trong ngày.

Lương y Đình Thuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/duoc-thien-cho-nguoi-benh-phong-thap-n152102.html)

Tin cùng nội dung

  • Người bị bệnh thận hay băn khoăn nên uống nước như thế nào là đủ? Vì thận yếu, uống nhiều sợ làm thận yếu thêm, nhưng uống ít lại e là cơ thể không đủ nước.
  • Chị tôi năm nay 32 tuổi, hơn một năm trước chị ấy bị phù toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần. Đã đi khám và bác sĩ cho biết bị viêm cầu thận mạn tính.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xương sông trong Đông y gọi là thiên danh tinh, tên khoa học là Blumea myriocephala, họ cúc Asteraceae. Xương sông thường mọc hoang hoặc trồng nhiều ở nước ta. Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm Thu*c.
  • Việc bồi bổ cho bà mẹ mang thai phải đáp ứng cả 2 điều kiện: thực dưỡng và dược dưỡng. Đây là những vấn đề không đơn giản vì phải đạt hiệu quả cao nhất về dược lý vừa tránh được những tác dụng không mong muốn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY