Thận , Tiết niệu hôm nay

Khi nào người bệnh thận mạn nên hoãn chích ngừa COVID-19?

Người mắc bệnh thận có nên tiêm vắc xin COVID-19? Nên tiêm loại nào là tốt nhất? Và lưu ý trước - trong và sau khi tiêm ngừa COVID-19?

Nội dung bài viết:

1. Người bệnh thận mạn thường có sẵn những bệnh nền nào?

2. Người bệnh thận mạn có cần tiêm tại bệnh viện?

3. Khi nào người bệnh thận mạn nên hoãn chích ngừa COVID-19?

4. Người bệnh thận mạn nên tiêm ngừa loại vắc xin COVID-19 nào?

5. Người ghép thận nên tiêm vắc xin COVID-19 khi nào?

6. Sau tiêm COVID-19 bị sốt, đau nhức mình mẩy, dị ứng,… người bệnh thận mạn cần lưu ý gì?

7. Người bệnh thận mạn nên tiêm vắc xin COVID-19 càng sớm càng tốt

1. Người bệnh thận mạn thường có sẵn những bệnh nền nào?

trong đại dịch covid-19, người bệnh thận mạn thường lo lắng vì mình có nhiều bệnh nền. bs có thể cho biết người bệnh thận mạn thường có sẵn những bệnh gì?

TS.BS Nguyễn Bách trả lời:

Người bệnh thận mạn có 3 bệnh nền thường gặp, bao gồm: đái tháo đường (tiểu đường), tăng huyết áp, các bệnh lý kèm theo (rối loạn mỡ máu, gút,…).

2. Người bệnh thận mạn có cần tiêm tại bệnh viện?

chính vì có nhiều bệnh như vậy nên người bệnh thận mạn rất băn khoăn khi đăng ký chích ngừa covid-19. theo bs, người bệnh thận mạn có thể gặp những phản ứng gì sau tiêm ngừa, và có cần tiêm tại bệnh viện không ạ?

TS.BS Nguyễn Bách trả lời:

Chúng ta không cần phải quá lo lắng về các loại bệnh nền này mà nên tiêm vắc xin COVID-19 sớm nhất có thể.

Việc tiêm vắc xin COVID-19 tại bệnh viện sẽ tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người.

Trên thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể tiêm cộng đồng vì sẽ có nhân viên khám sàng lọc trước khi tiêm để đánh giá tình hình sức khoẻ của bạn. Nếu họ nhận thấy bạn có nguy cơ sốc vắc xin hoặc không an toàn khi tiêm cộng đồng thì sẽ chuyển vào bệnh viện.

Khi đi tiêm, chúng ta nên chú ý đến huyết áp. Tâm trạng quá lo lắng có thể ảnh hưởng đến huyết áp khiến việc tiêm chủng sẽ bị trở ngại. Trong những trường hợp này, bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi, hạn chế lo lắng và uống Thu*c huyết áp trước, sau đó có thể tiêm vắc xin COVID-19 như bình thường.

3. Khi nào người bệnh thận mạn nên hoãn chích ngừa COVID-19?

Trường hợp nào người bệnh thận mạn phải tạm hoãn chích ngừa COVID-19 ạ?

TS.BS Nguyễn Bách trả lời:

Những trường hợp nên trì hoãn tiêm bao gồm:

Những bệnh nhân có tình hình bệnh nền ổn định thì vẫn có thể tiêm vắc xin. Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện bất thường của bệnh lý tim mạch như: bị thiếu máu cơ tim, đau ngực, khó thở… thì nên trì hoãn tiêm.

4. Người bệnh thận mạn nên tiêm ngừa loại vắc xin COVID-19 nào?

giữa các loại vắc xin mrna, vắc xin adeno virus và vắc xin virus bất hoạt thì người bệnh thận mạn nên được chích vắc xin nào, thưa bs?

TS.BS Nguyễn Bách trả lời:

Nếu chúng ta có nhiều lựa chọn thì nên tiêm loại vắc xin mRNA và vắc xin adeno virus, cụ thể là các loại vắc xin: AstraZeneca, Pfizer và Moderna. Vì 3 vắc xin này đã có những bằng chứng rõ ràng chứng minh hiệu quả.

Trong trường hợp không có sự lựa chọn, đặc biệt nước ta đang khan hiếm vắc xin trong khi nhu cầu tiêm cho người dân rất lớn, thì chúng ta tiêm tất cả những vắc xin sẵn có và không nên chờ đợi.

5. Người ghép thận nên tiêm vắc xin COVID-19 khi nào?

Riêng người bệnh ghép thận, khi nào thì được chích ngừa COVID-19, và nên chích vắc xin nào ạ?

TS.BS Nguyễn Bách trả lời:

Bệnh nhân ghép thận cũng là đối tượng được xếp vào nhóm người bệnh thận mạn. sau khi đã ghép thận thành công, tình hình sức khoẻ đã ổn định, bệnh nhân đã được xuất viện và về nhà điều trị bằng phác đồ thì đã có thể được tiêm.

6. Sau tiêm COVID-19 bị sốt, đau nhức mình mẩy, dị ứng,… người bệnh thận mạn cần lưu ý gì?

nếu sau khi chích ngừa covid-19, người bệnh thận mạn bị sốt, đau nhức mình mẩy, dị ứng… thì cần lưu ý gì khi dùng thu*c giảm triệu chứng, thưa bs?

TS.BS Nguyễn Bách trả lời:

Khi gặp những tác dụng phụ sau tiêm vắc xin covid-19 như: đau nhức mình mẩy, sốt, khó chịu,… thì người bệnh thận mạn vẫn có thể sử dụng thu*c  như những người bình thường.

Người bệnh cũng không cần phải quá lo lắng mà cứ giữ Thu*c nền đang uống (ví dụ: Thu*c trị huyết áp, tim mạch, thận…) và có thể uống kèm theo Thu*c hạ sốt. Với liều lượng viên paracetamol 550g, chúng ta có thể uống được 2 – 3 viên/ngày. Theo đó, triệu chứng của tác dụng phụ sẽ hết sau khoảng 1 – 2 ngày.

7. Người bệnh thận mạn nên tiêm vắc xin COVID-19 càng sớm càng tốt

BS có lời nhắn nhủ, gởi gắm gì đến quý đọc giả, đặc biệt với những ai đang mắc bệnh thận mạn ạ?

TS.BS Nguyễn Bách trả lời:

Những người bệnh thận mạn nên được tiêm vắc xin covid-19 càng sớm càng tốt vì đây là đối tượng có nguy cơ diễn tiến bệnh nặng khi mắc covid-19. hiện tại, các bệnh viện cũng đã ưu tiên khám chữa bệnh và đẩy nhanh việc tiêm vắc xin cho những người lớn tuổi, người có bệnh nền.


Anh Thi (ghi) - AloBacsi.vn

Lần cập nhật cuối: 10:15 30/10/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/khi-nao-nguoi-benh-than-man-nen-hoan-chich-ngua-covid-19-n418945.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ rất phổ biến, bệnh không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi mắc bệnh, búi trĩ lồi ra, bệnh nhân thường thấy đau, chảy máu.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Nội soi dạ dày là giải pháp hữu hiệu để kiểm tra xác định bệnh nhân đã tiệt trừ được vi khuẩn Helicobacter Pylori hay chưa và các bệnh ở đường tiêu hóa trên.
  • E.coli O157, một trong những chủng của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, có thể sản xuất các độc tố shiga gây tổn thương mạch máu ở thận và tim.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY