Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Em bé 10 tháng tuổi bị sỏi thận

Thanh Hóa-Bé quấy khóc, không đi tiểu được, bác sĩ phát hiện có sỏi thận di chuyển xuống bàng quang gây kẹt.

Khi có biểu hiện bí tiểu, bé  được gia đình đưa đi khám nhiều bệnh viện địa phương, phát hiện sỏi đài bể thận, sỏi niệu quản. Song, bé chưa được điều trị triệt để.

Khi bé tắc tiểu hoàn toàn, bé được đưa vào khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức. Bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi di chuyển xuống bàng quang gây kẹt cổ bàng quang - nguyên nhân gây tắc tiểu.

Bác sĩ Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, ngày 27/5 cho biết bé được đặt ống thông tiểu. Tuần trước, trẻ được nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser. Bác sĩ lấy ra ba viên sỏi kích cỡ khoảng 4 mm. Sau tán sỏi, bé được điều trị thêm kháng sinh.

Theo bác sĩ hoa, sỏi tiết niệu (sỏi thận - sỏi đường tiết niệu) là tình trạng hiếm gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. nguyên nhân hay gặp là nhiễm khuẩn tiết niệu, dị tật tiết niệu như hẹp chỗ nối bể thận - niệu quản, hẹp chỗ nối niệu quản - bàng quang. ngoài ra còn do rối loạn chuyển hóa, mất cân bằng trong chế độ ăn uống, rối loạn trong cô đặc nước tiểu.

Dấu hiệu nhận biết là trẻ nhỏ thường quấy khóc, đặc biệt là khi đi tiểu, rặn khi tiểu, bí tiểu. Thậm chí, bé còn tiểu ra cặn sỏi, tiểu đục. Ở trẻ lớn hơn thì có thể đau thắt lưng, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục,...

"Nhiễm khuẩn tiết niệu nhiều đợt, biến chứng nguy hiểm nhất là gây suy thận mạn tính cần phải lọc máu, chạy thận nhân tạo", bác sĩ Hoa nói.

Bác sĩ hoa nhấn mạnh, không phải cơ sở y tế nào cũng cũng loại bỏ sỏi thận tiết niệu cho trẻ em được vì kỹ thuật này đòi hỏi phải có dùng cụ phù hợp và tay nghề của các bác sĩ. khi sử dụng cụ tán sỏi không cẩn thận có thể gây thủng bàng quang của trẻ nhỏ. vì vậy, khi trẻ có biểu hiện bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa điều trị.

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh có rất nhiều bệnh lý thường gặp như dị tật sinh dục; dị tật tay chân, lồng ngực; các bệnh lý tiêu hóa, thận tiết niệu... 

Bệnh viện Việt Đức tổ chức chương trình khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thường gặp ở trẻ, từ 8h đến 16h thứ Bảy trong tháng 5 và 6, tại Phòng khám chuyên khoa Nhi. Đặt lịch hẹn qua tổng đài 19001902.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/em-be-10-thang-tuoi-bi-soi-than-4106387.html)

Tin cùng nội dung

  • Suốt 28 năm qua, anh Hoàng Thọ Mạnh, ở thôn Minh Đán 1, xã Hưng Vũ (huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) đã dùng bài Thuốc trị sỏi thận gia truyền chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người.
  • Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại BV Bạch Mai, khoa tiết niệu Việt Đức cho thấy tỷ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10% đến 50%.
  • Kích thước sỏi từ 10 - 20 mm, bệnh nhân yên tâm điều trị bằng phương pháp nội soi (Ultra-mini NLPC) rất hiệu quả giúp rút ngắn thời gian và giảm đau cho người bệnh.
  • Suốt 3 tháng, ông Minh, 56 tuổi (Hà Nội) thấy đau ở bộ phận Sinh d*c, nhất là khi quan hệ. Thậm chí đi tiểu ra cả cục máu.
  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY