Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Em bé thứ 84 Ch?t vì bệnh chân tay miệng

Nhập viện trong tình trạng sốc nặng, bé A Lê Khải, 9 tháng tuổi, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, vừa qua đời vì bệnh tay chân miệng.
Bé Khải là người dân tộc Xê Đăng. Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Kontum cho biết, khi cháu mắc bệnh gia đình đã không đưa đến bệnh viện kịp thời. "Bé sốt ba ngày ở nhà, đến khi mê man gia đình mới đưa đến trung tâm y tế huyện hôm 21/8. Dù bệnh nhi được chuyển ngay lên tỉnh nhưng vẫn không thể kịp cứu chữa", một bác sĩ cho biết.

Bác sĩ Lê Nam Khánh, Phó giám đốc Sở Y tế Kon Tum cho biết, từ đầu năm đến nay, tỉnh có 172 trường hợp mắc chân tay miệng">bệnh chân tay miệng. Bệnh nhi A Lê Khải là trường hợp đầu tiên trên địa bàn Tu vong vì bệnh này. Bé cũng là người thứ 84 trong cả nước Ch?t vì bệnh tay chân miệng, trong số hơn 35.000 bệnh nhân.

Trước diễn biến bệnh phức tạp, ngành y tế Kon Tum đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống như giám sát các trường hợp mắc bệnh, hướng dẫn người nhà bệnh nhân cách ly, khử khuẩn. Sở Y tế cũng tăng cường tuyên truyền, đặc biệt là đến đồng bào dân tộc thiểu số, để phòng chống, phát hiện bệnh và sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị.

Tại TPHCM, khoa Nhiễm của hai bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 hiện có gần 300 bệnh nhi tay chân miệng nằm viện, khoảng 15% bệnh nhi bị biến chứng phải cấp cứu. Trong tổng số bệnh nhi có gần nửa là các bé ở TP HCM, số còn lại đến từ các tỉnh thành lân cận.

Bác sĩ Trần Thị Thúy, Phó khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, tình hình cho thấy bệnh còn diễn biến rất phức tạp. "Đội ngũ y bác sĩ chúng tôi phải làm việc suốt ngày không nghỉ ngơi. Tuy số ca nhập viện có giảm hơn so với 2 tuần trước nhưng vẫn còn nhiều bé vào đến bệnh viện đã lên cơn sốc", bác sĩ Thúy nói.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, mỗi ngày có khoảng 50 bé nhập viện mới vì tay chân miệng, trong đó trẻ ở các tỉnh miền Tây Nam bộ chiếm số đông.

Theo Bộ Y tế, bệnh tay chân miệng đã có mặt trên 50 tỉnh thành trong cả nước . Tuy không công bố dịch do số ca mắc bệnh có giảm, nhưng đánh giá tình hình có thể còn diễn biến phức tạp, Bộ đã đưa thông điệp khuyến cáo người dân phòng bệnh.

Theo đó, người lớn nên rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch. Ngăn trẻ mút tay hoặc ngậm các đồ vật. Người tiếp xúc với trẻ cũng phải rửa tay. Các vật dụng như quần áo, tã lót cần luộc sôi hoặc ngâm chloramin B 2% trước khi giặt sạch. Phải vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, chloramin B hoặc các chất sát khuẩn thông thường.

Khi thấy trẻ bị sốt và nổi bóng nước ở tay chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa đến ngay cơ sở y tế. Trường hợp trẻ trong độ tuổi đến trường, nếu mắc bệnh phải nghỉ học và tránh tiếp xúc với bé khác.

Theo Cao Lâm, Sơn Nguyễn - Vnexpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-em-be-thu-84-chet-vi-benh-chan-tay-mieng-9949.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu trước đây, bệnh mạch vành thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên ngoài 40 nhưng hiện tại đối tượng mắc căn bệnh này đã trẻ hơn rất nhiều. Đáng lưu ý, tại Việt Nam cứ 46 người lại có một người mắc bệnh tắc động mạch vành. Mỗi năm, ước tính khoảng 100.000 bệnh nhân Tu vong vì bệnh lý này.
  • Số liệu mới nhất của Bộ Y tế cho thấy tim mạch là căn bệnh phổ biến, lấy đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người Việt mỗi năm.
  • Độ tuổi mắc bệnh tim ở phụ nữ cao hơn đàn ông, đồng nghĩa với nguy cơ Ch?t người cũng lớn hơn.
  • Nghiên cứu mới cảnh bảo, nhưng người uống ít nhất hai lon soda mỗi ngày có nguy cơ Tu vong vì bệnh tim tăng gấp đôi.
  • Có rất nhiều người cảm thấy sẽ ngon miệng hơn khi ăn hơi mặn một chút. Tuy nhiên, về lâu dài, việc ăn mặn với lượng muối vượt quá mức cho phép lại gây ra những căn bệnh nguy hiểm.
  • Lúc mới sinh, thấy bé Thất lúc nào cũng nhắm mắt, bố mẹ tưởng con ham ngủ. Ba ngày sau, gia đình mới biết bé không hề có mắt bên phải. Mắt trái của em thì ngày càng kém đi rồi mù hẳn.
  • Bệnh nhân Otobankens, người Hà Lan, được chuyển đến Bệnh viện Quốc tế Vũ Anh (TP HCM) giữa tuần qua trong tình trạng nhiều vị trí trên cơ thể bốc mùi hôi thối và có giòi - biến chứng hiếm gặp của bệnh gút.
  • Hà Nội-Sáng 6/10, hơn 1.000 người cùng đi bộ để truyền cảm hứng và gửi thông điệp Bạn không phải chiến đấu một mình đến bệnh nhân ung thư.
  • Từ khi sinh ra đến khi lớn lên, không một đứa trẻ nào không ốm đôi lần. Khi trẻ ốm, bố mẹ thường rất lo lắng. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng, ốm không phải là hoàn toàn xấu, đây là cơ hội để kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ phòng chống bệnh tật sau này.
  • (MangYTe) - Hậu quả của bệnh suy thận mạn khiến cháu Hoa bị suy tim, khó thở. Để có thể ngủ, Hoa phải ngồi lên ghế rồi ấp mặt lên giường.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY