Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những sai lầm nghiêm trọng cha mẹ thường mắc phải khi hạ sốt cho trẻ

Sốt cao khiến trẻ rét run... nhưng lại đắp chăn ấm, hạ nhiệt bằng đá lạnh, lạm dụng vào Thu*c, hạ nhiệt thật nhanh... là những sai lầm kinh điển của nhiều cha mẹ Việt trong việc hạ sốt cho trẻ em.

Cạo gió cho trẻ

Đây là phương pháp chữa bệnh dân gian được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, nếu cạo gió cho trẻ bị rối loạn đông máu, việc cầm máu vô cùng khó khăn. Đặc biệt khi trẻ bị sốt xuất huyết, bác sĩ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió. Vì vậy, tuyệt đối không nên cạo gió cho trẻ.

Chườm đá lạnh

Không nên dùng đá lạnh để hạ sốt cho trẻ. ảnh minh họa

Nhiều mẹ thấy con sốt cao quá dùng túi đá chườm lạnh cho con. Điều này thực sự rất nguy hiểm và mẹ tuyệt đối không nên làm. Cơ thể bé đang nóng, nếu bạn chườm đá lạnh, nhiệt độ nóng – lạnh chênh lệch quá mức có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp ngay lập tức.

Đo và tính toán thân nhiệt không đúng

Khi bé sốt bạn cần thường xuyên đo để theo dõi nhiệt độ cơ thể bé. việc đo không đúng chỗ, tính toán không đúng kết quả sẽ dẫn tới xử lý hạ sốt sai cách và không kịp thời.

Có bố mẹ dùng tay sờ xem con có sốt không? Làm sao có thể xác định được bé sốt bao nhiêu độ bằng tay được nhỉ?

Cha mẹ cần đo nhiệt độ cho con bằng nhiệt kế. Ảnh minh họa

Do đó, bố mẹ hãy nhớ mua nhiệt kế xác định thân nhiệt cho con tại các cửa hàng đồ sơ sinh cho bé hay nơi bán thiết bị y tế, dùng đo ở các vị trí như miệng, hậu môn, nách, trán, tai...tùy theo dụng cụ mà bạn có.

Nếu dùng nhiệt kế đo tai, trán hay nách thì nhớ cộng thêm 0,5 độ C sẽ có kết quả chính xác thân nhiệt trung tâm của trẻ.

Đắp ủ chăn khi bé sốt rét run

Nhiều mẹ thấy bé bị sốt rét run lên thì sợ hãi vội vàng ủ ấm cho bé. Thế nhưng khi bị sốt cao thì dù là người lớn hay trẻ con thì cũng có cảm giác lạnh và rét run lên… Song thực tế thì trong người rất nóng có khi lên đến 40 độ C. Bởi vậy nên mặc dù bé bị run lên thì mẹ cũng không nên ủ chăn bé, bởi vì nếu càng ủ chăn thì thân nhiệt của bé càng lên cao dẫn đến sốt cao hơn, mà càng sốt cao thì bé lại càng cảm thấy rét.

Hiện nay cũng có rất nhiều bệnh viện cho biết gặp tình trạng bé bị co giật và tím tái vì bé bị sốt khá cao mà ba mẹ vẫn ủ ấm bé.

Thu*c hạ sốt nhanh

Sốt là triệu chứng thường gặp ở các trẻ mắc bệnh truyền nhiễm, việc theo dõi và chăm sóc trẻ bị sốt, theo dõi cơn sốt, nhiệt độ đóng vai trò quan trọng. thế nhưng nhiều ông bố mà mẹ đều có chung tâm lý, cứ khi con bị sốt là phải hạ sốt thật nhanh bằng mọi cách: uống thu*c, đặt thu*c ở hậu môn, dùng thu*c kết hợp, khăn ấm lau người, ngâm con vào bồn nước ấm, dán miếng dán lạnh...

Thúc hạ sốt nhanh cho trẻ là không nên. vì khi thân nhiệt xuống quá nhanh, đột ngột lại nguy hiểm cho trẻ, do cơ thể không chịu được sự thay đổi quá nhanh. vì thế, việc giảm sốt chỉ nên thực hiện từ từ. thông thường thu*c hạ sốt hiện nay sau 30 phút uống bắt đầu có tác dụng, nhiệt độ giảm dần sau 1-2 giờ.

Thu*c hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn loại nào. trong các tình huống thông thường, khuyên bạn nên chọn loại thu*c chứa thành phần paracetamol.

Hapacol 250 là loại thu*c sốt chứa 250 mg paracetamol được bào chế dưới dạng bột sủi bọt, hòa tan trong nước trước khi uống, thích hợp dùng hạ sốt - giảm đau cho trẻ em. thu*c được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua hệ tiêu hóa.

Các mẹ chỉ cần hòa tan Thu*c vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt, Thu*c có mùi cam vị ngọt dễ uống. Cách mỗi 4-6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ ngày. Các lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ.

Liều uống: Trung bình từ 10 - 15 mg/ kg thể trọng/ lần. Tổng liều tối đa không quá 60 mg/ kg thể trọng/ 24 giờ hoặc theo chỉ dẫn của thầy Thu*c.

Theo Hải Yến/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/nhung-sai-lam-nghiem-trong-cha-me-thuong-mac-phai-khi-ha-sot-cho-tre-d133310.html?fbclid=IwAR0Vjb-S2oxrp1wlgty15QsCRW_sXKPcx2Zu6qnBh2f0ebUIBjhPcVmCoNs

Theo Hải Yến/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-sai-lam-nghiem-trong-cha-me-thuong-mac-phai-khi-ha-sot-cho-tre/20211201104137200)

Tin cùng nội dung

  • Với từng gia đình nên chuẩn bị những loại Thuốc gì cần thiết nhất trong khi lũ lụt, mưa to chưa thể đi khám bệnh được?
  • Bà Thảo bị đau đầu, sổ mũi, rát họng và ho khan từ mấy hôm nay. Nghĩ mình bị cảm cúm thông thường do thời tiết nên bà không đi khám bệnh mà chỉ nhỏ mũi và súc họng bằng nước muối. Rồi hôm ấy bà thấy ớn lạnh và cơn sốt đùng đùng kéo đến.
  • Thời tiết giao mùa là cơ hội cho các bệnh nhiễm virut và cảm sốt ở trẻ em phát triển. Các bà mẹ lại thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt.
  • Đau, sốt là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có các bệnh truyền nhiễm, các bệnh xuất hiện nhiều khi thời tiết nắng nóng và paracetamol là Thu*c thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng này.
  • Paracetamol là loại Thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường và phổ biến nhất hiện nay, được bán mà không cần sự kê đơn của bác sĩ. Người bệnh thường có tâm lý sử dụng ngay paracetamol khi có triệu chứng sốt và cảm cúm.
  • Lê rất tốt cho hệ miễn dịch của bạn, có chứa các chất chống oxy hóa. Ăn lê thường xuyên giúp bạn bớt ốm vặt.
  • Nhập viện trong tình trạng sốc nặng, bé A Lê Khải, 9 tháng tuổi, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, vừa qua đời vì bệnh tay chân miệng.
  • Kim ngân có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lỵ. Dùng cho các trường hợp nhiễm khuẩn, virut gây bệnh cấp tính sốt nóng, viêm khí phế quản, đau rát họng,
  • Khi trẻ bị sốt, các bà mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc lau mát để giảm nhiệt độ, nhưng không phải ai cũng biết lau mát đúng cách.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY