Ảnh minh hoạ |
Cuối giờ chiều ngày 13/7/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có cuộc làm việc với Bộ phận thường trực phòng, chống dịch của Bộ tại TP. HCM và các chuyên gia để đánh giá diễn biến đợt dịch thứ 4 và thảo luận các nội dung chuyên môn về điều trị, cách ly, xét nghiệm… trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khu vực miền Nam.
Căn cứ diễn biến của nồng độ vi rút và diễn biến lâm sàng, bộ y tế quyết định giảm thời gian điều trị và cách ly với bệnh nhân covid-19.
Cụ thể:
Với các trường hợp mắc covid-19 không có triệu chứng đang được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế, sẽ xét nghiệm rt-pcr vào ngày thứ 9 và ngày thứ 10.
Nếu 2 lần xét nghiệm có kết quả âm tính hoặc 2 lần xét nghiệm dương tính nhưng chỉ số nồng độ vi rút thấp (giá trị CT >=30), thì được xuất viện và không phải thực hiện cách ly vì khả năng lây ra cộng đồng hầu như không có. Tuy nhiên, các trường hợp này vẫn phải theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày.
Với trường hợp dương tính sars-cov-2 phát hiện tại cộng đồng, nếu giá trị ct>=30 thì chuyển đến cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm lần 2 sau 24h. nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính hoặc dương tính nhưng giá trị ct>=30 thì bệnh nhân được xuất viện và thực hiện theo dõi, giám sát y tế như trên.
Trao đổi thêm với phóng viên infonetvề quyết định này, bs nguyễn trung cấp, pgđ bv bệnh nhiệt đới trung ương cho rằng cần lưu ý bệnh nhân có tổn thương phổi và giảm oxy máu kín đáo.
Bởi theo các thống kê cho thấy những bệnh nhân có diễn biến nặng hầu hết xuất hiện tình trạng nặng lên từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, thậm chí với chủng anh và ấn độ có thể sớm hơn.
Vì thế, bs cấp nhấn mạnh, có thể coi bệnh nhân nào sau ngày thứ 10 mà không bị nặng lên thì rất ít nguy cơ nặng lên và có thể cách ly ở nhà hay trong ký túc xá.
Hơn nữa giai đoạn này hầu hết tải lượng virus đã giảm thấp nên nguy cơ lây sang người khác giảm đi nhiều (rất ít).
Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý một số bệnh nhân có thể có tổn thương phổi và giảm oxy máu mà các triệu chứng rất kín đáo.
Vì thế, bs cấp nhấn mạnh, trước khi cho bệnh nhân về nhà, các bác sĩ nên kiểm tra độ bão hòa oxy (spo2) và có thể chụp phổi để loại trừ những trường hơp thiếu oxy yên lặng như vậy.
Cũng liên quan về vấn đề này, PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng trong đợt dịch này cần chú trọng đến công tác điều trị một cách thoả đáng, không để hệ thống bệnh viện quá tải mà lại bỏ hết các dịch vụ chăm sóc các bệnh lý cấp thiết khác.
Muốn làm được điều này cần phải phân loại F0 để có hình thức chăm sóc, liên tục theo dõi phù hợp, kể cả những người bệnh không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời không để ai bị bỏ lỡ cơ hội cứu sống khi diễn biến nặng, cho dù là một tỷ lệ nhỏ.
“Muốn vậy, cần phải có một kế hoạch đầy đủ, hướng dẫn khoa học chi tiết và quy trình kết nối trong bệnh viện và ngoài bệnh viện thật thông suốt, sử dụng toàn bộ nhân lực thầy Thu*c tư nhân, y tế cơ sở, người tình nguyện, áp dụng công nghệ thông tin, phương tiện chuyên chở và các phương tiện cấp cứu cơ bản, có sự tham gia đắc lực của người dân.
Phương tiện truyền thông mở các chuyên mục tương tác hướng dẫn người dân chăm sóc, theo dõi, nâng cao sức khoẻ khi có nhiễm. Không coi tất cả người nhiễm SARS- CoV- 2 đều là bệnh nhân. Bệnh viện chỉ tiếp nhận những người thực sự cần chăm sóc y tế, khoảng tối đa là 20% số người có SARS- CoV- 2 dương tính”, PGS. TS Nguyễn Viết Nhung nói.
Điều chỉnh thời gian cách ly xuống còn 14 ngày
Về vấn đề cách ly, căn cứ thực tiễn, tham khảo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, CDC Hoa Kỳ và trao đổi với các địa phương, Bộ Y tế quyết định giảm thời gian cách ly xuống 14 ngày với mọi hình thức cách ly (cách ly tập trung, cách ly tại nhà) cho các đối tượng là người nhập cảnh và các trường hợp F1. Tuy nhiên, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm việc quản lý, giám sát cách ly và bàn giao, theo dõi y tế sau cách ly theo quy định.