Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

FDA cảnh báo sự nguy hiểm của thử thách uống Thuốc dị ứng trên TikTok mang tên Thử thách Benadryl

Cảnh báo của FDA cho biết, cơ quan này đã nhận được thông tin về các trường hợp thanh thiếu niên phải vào phòng cấp cứu hoặc Tu vong sau khi tham gia Thử thách Benadryl trên TikTok.

Hôm thứ năm vừa rồi (24/9), cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm hoa kỳ (fda) đã đưa ra cảnh báo về sự nguy hiểm của một trào lưu đang được chia sẻ trên mạng xã hội tiktok mang tên "thử thách benadryl". thử thách này liên quan đến việc uống Thuốc dị ứng benadryl liều cao để tạo ảo giác.

Cảnh báo của FDA cho biết, cơ quan này đã nhận được thông tin về các trường hợp thanh thiếu niên phải cấp cứu hoặc Tu vong sau khi tham gia "Thử thách Benadryl".

Vào tháng 8, một thanh niên 15 tuổi được cho là đã ch*t sau khi thực hiện "Thử thách Benadryl" trên nền tảng mạng xã hội TikTok. Thành viên gia đình của nạn nhân ở Blanchard, Oklahoma, đã chia sẻ trường hợp này trong một bài đăng trên Facebook, bài đăng này sau đó đã bị xóa.

Trước đó, một phát ngôn viên của Trung tâm Y tế Trẻ em Cook ở Fort Worth, Texas, xác nhận với NBC News rằng vào tháng 5, bệnh viện đã điều trị cho 3 thiếu niên sau khi uống một lượng lớn Thuốc. Các bệnh nhân cho biết họ lấy ý tưởng từ một video trên TikTok.

Trong một thông cáo báo chí của trung tâm y tế trẻ em cook, một trong những thiếu niên đã phải nhập viện cấp cứu sau khi uống 14 viên Thuốc benadryl và bệnh nhân đã bị ảo giác, nhịp tim lúc nghỉ ngơi là 199.

"tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc phải khóa Thuốc dị ứng của mình. qua trường hợp của con mình, tôi chỉ muốn các bậc cha mẹ khác biết về điều này vì nó nguy hiểm. tôi rất tức giận vì những người này [trên tiktok] về cơ bản đang kê đơn Thuốc mà không có bằng cấp y tế và những đứa trẻ của chúng ta đang tin tưởng họ", mẹ của thiếu niên trên cho biết.

Cũng trong cảnh báo của mình, fda cho biết rằng họ đang "điều tra các báo cáo này và tiến hành xem xét để xác định xem có các trường hợp bổ sung khác được báo cáo hay không. chúng tôi sẽ cập nhật cho công chúng sau khi chúng tôi hoàn thành việc xem xét hoặc có thêm thông tin".

Cơ quan này cũng cho biết họ đã liên hệ với tiktok và đặc biệt kêu gọi họ xóa các video khỏi ứng dụng của họ và cảnh giác để loại bỏ các video có thể được đăng sau đó.

Người phát ngôn của TikTok nói với Healthline rằng họ đã xóa một lượng video "Thử thách Benadryl" vào tháng 5 và đã tiếp tục theo dõi trang web để tìm bất kỳ video mới nào.

Người phát ngôn cho biết: "như chúng tôi đã nêu rõ trong nguyên tắc cộng đồng của mình, chúng tôi không cho phép nội dung khuyến khích, quảng bá hoặc ca ngợi những thách thức nguy hiểm có thể dẫn đến thương tích".

Benadryl là một biệt dược của dược chất diphenhydramine, thuộc nhóm Thuốc kháng histamine thế hệ đầu tiên. Thuốc này thường được dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng theo mùa hay cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, phát ban da. ngoài ra, benadryl cũng có thể điều trị chứng say tàu xe, đem lại cảm giác buồn ngủ và trị một số triệu chứng của bệnh parkinson.

Tuy nhiên, bạn chỉ sử dụng Thuốc này để điều trị một số bệnh lý chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

"Nhiều thanh niên tin rằng các loại Thuốc không kê đơn, như Benadryl, là vô hại. Tuy nhiên, Benadryl, hoặc diphenhydramine, có nhiều tác dụng phụ có thể nguy hiểm hoặc thậm chí gây Tu vong", Cindy Grant , giám đốc của tổ chức Liên minh chống M* t*y hạt Hillsborough ở Florida, nói với Healthline.

Theo FDA, dùng diphenhydramine với liều lượng cao hơn khuyến cáo, được bán dưới tên Benadryl, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim, co giật, hôn mê hoặc thậm chí Tu vong. Các bậc cha mẹ nên cất giữ diphenhydramine tránh xa tầm tay trẻ em để ngăn ngừa trẻ em không my bị ngộ độc và thanh thiếu niên lạm dụng.

Trong một tuyên bố cung cấp cho nbc news, johnson & johnson, công ty sản xuất benadryl, cho biết: "thử thách trực tuyến này cực kỳ đáng lo ngại, nguy hiểm và cần được dừng lại ngay lập tức. ngay sau khi chúng tôi nhận thức được xu hướng nguy hiểm này, chúng tôi đã liên hệ với các nền tảng mạng xã hội để yêu cầu gỡ bỏ video. chúng tôi đang tiếp tục theo dõi và làm việc với các nhóm quản lý tại các nền tảng truyền thông xã hội khác để xóa nội dung nguy hiểm trên".

Theo Nbcnews.com, Healthline

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/fda-canh-bao-su-nguy-hiem-cua-thu-thach-uong-thuoc-di-ung-tren-tiktok-mang-ten-thu-thach-benadryl-20200928114811642.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Em đi nội soi dạ dày, bác sĩ chẩn đoán là viêm dạ dày và có u lành của thực quản. BS có cho Thuốc uống, giờ em ăn không có cảm giác ngon gì hết.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Cách sắc Thuốc và uống Thuốc quyết định rất lớn về hiệu lực của Thuốc với cơ thể bệnh nhân.
  • Trẻ rất sợ uống Thuốc dù Thuốc có đắng hay không đắng. Rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu nghĩ đủ mọi cách để trẻ chịu uống Thuốc. Việc tìm một phương pháp riêng cho trẻ là điều phụ huynh cần tìm ra.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY