Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Folinat calci - Thuốc giải độc các Thuốc đối kháng acid folic

Có nguy cơ tiềm ẩn khi dùng folinat calci cho người thiếu máu chưa được chẩn đoán vì Thuốc có thể che lấp chẩn đoán thiếu máu ác tính và các thể thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ khác do thiếu vitamin B12.

Tên quốc tế: Calcium folinate.

Loại Thuốc: Thuốc giải độc các Thuốc đối kháng acid folic.

Dạng Thuốc và hàm lượng

Thuốc tiêm: Lọ 25 mg, 50 mg, 100 mg, 200 mg, 350 mg acid folinic.

Nang hoặc viên nén: 5 mg, 10 mg, 15 mg, 25 mg acid folinic.

Tác dụng

Giải độc mạnh cho tác dụng độc của các chất đối kháng acid folic.

Chỉ định

Phòng và điều trị ngộ độc do các chất đối kháng acid folic (thí dụ khi dùng liều cao methotrexat).

Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic.

Phối hợp với liệu pháp fluorouracil điều trị ung thư đại trực tràng muộn.

Chống chỉ định

Dị ứng với acid folinic.

Thiếu máu ác tính và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ khác do thiếu vitamin B12.

Thận trọng

Có nguy cơ tiềm ẩn khi dùng folinat calci cho người thiếu máu chưa được chẩn đoán vì Thuốc có thể che lấp chẩn đoán thiếu máu ác tính và các thể thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ khác do thiếu vitamin B12. Các triệu chứng huyết học có thể giảm trong khi các biến chứng thần kinh lại tiến triển. Ðiều này có thể gây tổn hại nặng hệ thần kinh trước khi có chẩn đoán chính xác.

Chỉ các thầy Thuốc có kinh nghiệm mới chỉ định dùng folinat calci phối hợp với methotrexat liều cao; mặc dù dùng liệu pháp giải cứu bằng acid folinic, phản ứng ngộ độc với methotrexat vẫn có thể xảy ra, đặc biệt khi nửa đời sinh học của methotrexat tăng (ví dụ suy thận). Vì vậy điều rất quan trọng là phải dùng folinat calci cho đến khi nồng độ methotrexat trong máu giảm xuống tới nồng độ không gây độc.

Folinat calci làm tăng độc tính của fluorouracil, nên liệu pháp phối hợp folinat calci và fluorouracil chỉ nên được các thầy Thuốc có kinh nghiệm sử dụng. Cần kiểm tra công thức máu toàn bộ trước mỗi đợt điều trị, nhắc lại hàng tuần trong hai đợt đầu và một lần trong mỗi đợt tiếp theo, mỗi khi dùng liệu pháp phối hợp folinat calci và fluorouracil. Giảm liều fluorouracil ở người bệnh bị nhiễm độc vừa hoặc nặng về huyết học hoặc tiêu hóa. Ngừng liệu pháp khi số lượng bạch cầu giảm xuống 4000/mm3 và số lượng tiểu cầu là 130.000/mm3. Liệu pháp phối hợp này cũng ngừng khi có chứng cớ rõ ràng là khối u phát triển. Có ý kiến cho rằng nguy cơ nhiễm độc đường tiêu hóa do fluorouracil có thể tăng do dùng phối hợp với folinat calci. Cần rất thận trọng khi dùng liệu pháp phối hợp này cho người cao tuổi và người bệnh suy nhược...

Thời kỳ mang thai

Không biết hoặc chưa thấy có nguy cơ khi dùng folinat calci cho người mang thai. Chỉ dùng Thuốc cho người mang thai khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Không biết Thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Nguy cơ tác dụng độc trên trẻ em bú mẹ chưa được rõ. Khi sử dụng Thuốc này cần thận trọng khi cho con bú.

Tác dụng phụ và xử trí

Sốt, mày đay.

Folinat calci có thể làm tăng độc tính của fluorouracil (đặc biệt là nhiễm độc ở đường tiêu hóa gây ỉa chảy, buồn nôn, nôn và viêm miệng, và đôi khi nhiễm độc gây giảm sản tủy); hiếm khi gây viêm ruột đe doạ Tu vong ở người bệnh ung thư kết trực tràng tiến triển, khi dùng liệu pháp phối hợp. Bởi vậy không nên bắt đầu hoặc tiếp tục liệu pháp phối hợp acid folinic và fluorouracil ở người bệnh có triệu chứng ngộ độc tiêu hóa trước khi điều trị hết các triệu chứng này. Cần đặc biệt theo dõi chặt chẽ người bệnh bị ỉa chảy khi dùng liệu pháp phối hợp vì có thể xảy ra diễn biến lâm sàng nhanh và Tu vong.

Liều lượng và cách dùng

Liều folinat calci biểu thị theo acid folinic.

Dự phòng và điều trị độc tính với hệ huyết học liên quan đến các chất đối kháng acid folic: Ðể giải độc, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch folinat calci với liều tương đương với lượng các chất đối kháng đã dùng, càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện vô ý quá liều (trong vòng giờ đầu tiên). Tiêm bắp acid folinic mỗi lần 6 - 12 mg, cách 6 giờ một lần, tiêm 4 lần, để xử trí tác dụng phụ xảy ra khi dùng liều trung bình methotrexat.

Ðể phối hợp với liều cao methotrexat trong hóa trị liệu chống ung thư, liệu pháp giải cứu bằng acid folinic được dùng sau lúc bắt đầu dùng methotrexat một khoảng thời gian (6 - 24 giờ) để cho methotrexat phát huy tác dụng trị ung thư (tác dụng này bị trung hòa nếu dùng acid folinic đồng thời). Liều giải cứu acid folinic là 10 mg/m2 tiêm, tiếp theo là uống 10 mg/m2, cứ 6 giờ một lần, cho đến khi nồng độ methotrexat huyết thanh giảm xuống dưới 10 - 8 M. Nếu sau 24 giờ dùng methotrexat, creatinin huyết thanh của người bệnh tăng lên hơn 50% nồng độ creatinin trước khi dùng methotrexat hoặc nồng độ methotrexat cao hơn 5.10 - 6 M, thì cần tăng ngay lập tức liều acid folinic lên tới 100 mg/m2, cách 3 giờ một lần, cho đến khi nồng độ methotrexat xuống dưới 10 - 8 M.

Trong một nghiên cứu dùng methotrexat điều trị bệnh vảy nến, đã khắc phục độc tính của methotrexat bằng cách tiêm bắp 4 - 8 mg acid folinic, hai giờ sau khi tiêm bắp methotrexat.

Liều acid folinic thường dùng để dự phòng độc tính nguy hiểm và đe dọa tính mạng cho người bệnh suy giảm miễn dịch, dùng trimetrexat glucuronat để điều trị viêm phổi do Pneumocystis carinii, là 20 mg/m2, cứ 6 giờ một lần. Tiếp tục dùng acid folinic trong ít nhất 72 giờ sau liều trimetrexat cuối cùng. Ðiều chỉnh liều dùng trimetrexat và acid folinic theo độ dung nạp của hệ huyết học.

Liều dùng acid folinic để ngăn độc tính với máu do pyrimethamin thay đổi dựa trên liều của chất đối kháng acid folic và tình trạng lâm sàng người bệnh. Liều acid folinic (uống hoặc tiêm tĩnh mạch) là 5 - 15 mg/ngày cho người bệnh dùng pyrimethamin.

Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ:

Dùng acid folinic 1 mg/ngày, tiêm bắp, để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt acid folic. Thời gian dùng Thuốc tùy thuộc vào đáp ứng của máu với Thuốc, cả đối với máu ngoại vi và tủy xương. Nhìn chung, đáp ứng của người bệnh với Thuốc phụ thuộc vào mức độ và tính chất của sự thiếu hụt acid folic, nhưng người bệnh thiếu hụt thường đáp ứng nhanh. Trong vòng 24 giờ đầu điều trị, tình trạng người bệnh được cải thiện, tủy xương bắt đầu sinh sản bình thường nguyên hồng cầu có nhân kết đặc trong vòng 48 giờ. Tăng hồng cầu lưới thường bắt đầu trong vòng 2 - 5 ngày sau khi bắt đầu liệu pháp.

Ðể điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu dihydrofolat reductase bẩm sinh cần tiêm bắp acid folinic 3 - 6 mg/ngày.

Ðiều trị phối hợp với fluorouracil trong ung thư kết trực tràng muộn:

Dùng folinat calci theo một trong 2 phác đồ sau đây khi phối hợp với fluorouracil để điều trị ung thư đại trực tràng muộn:

Tiêm tĩnh mạch chậm acid folinic 200 mg/m2 trong thời gian trên 3 phút, sau đó tiêm tĩnh mạch 5 - fluorouracil 370 mg/m2.

Hoặc: Tiêm tĩnh mạch chậm acid folinic 20 mg/m2 sau đó tiêm tĩnh mạch 5 - fluorouracil 425 mg/m2.

Folinat calci và fluorouracil cần tiêm riêng rẽ để tránh xảy ra kết tủa.

Với cả 2 phác đồ, hàng ngày điều trị như trên trong 5 ngày. Ðiều trị nhắc lại, sau các khoảng thời gian 4 tuần, thêm 2 đợt nữa như trên. Sau đó có thể nhắc lại phác đồ, với khoảng cách 4 - 5 tuần, với điều kiện là độc tính của đợt điều trị trước đã dịu đi.

Chú ý: Trong liệu pháp giải cứu bằng acid folinic sau liệu pháp liều cao methotrexat, nếu xảy ra ngộ độc tiêu hóa, buồn nôn, nôn, thì nên dùng acid folinic đường tiêm.

Do nước pha tiêm kìm khuẩn có chứa cồn benzylic, nên khi dùng liều trên 10 mg/m2 cần pha Thuốc với nước pha tiêm vô khuẩn và sử dụng ngay. Do Thuốc tiêm có chứa calci, nên không được tiêm tĩnh mạch folinat calci quá 160 mg/phút (16 ml dung dịch 10 mg/ml hoặc 8 ml dung dịch 20 mg/ml mỗi phút).

Tương tác Thuốc

Liều cao acid folic có thể làm mất tác dụng chống động kinh của phenobarbital, phenytoin và primidon và làm tăng số lần co giật ở bệnh nhi nhậy cảm.

Lượng nhỏ folinat calci dùng toàn thân vào dịch não tủy, chủ yếu dưới dạng 5 - methyltetrahydrofolat. Tuy nhiên, liều cao folinat calci có thể làm giảm tác dụng của methotrexat tiêm vào ống tủy sống.

Acid folinic làm tăng độc tính của 5 - fluorouracil.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ phòng 20 - 250C. Dung dịch trong nước vô khuẩn để tiêm cần phải dùng ngay sau khi pha.

Tương kỵ

Không được trộn lẫn folinat calci với 5 - fluorouracil, vì gây tủa.

Quá liều và xử trí

Biểu hiện: Liều quá cao folinat calci có thể vô hiệu hóa tác dụng hóa trị liệu của các chất đối kháng acid folic.

Xử trí: Không có điều trị đặc hiệu.

Thông tin qui chế

Thuốc dạng tiêm phải kê đơn và bán theo đơn.


Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/f/folinat-calci/)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, cỏ mật cá có vị đắng, tính mát; vào 4 kinh Tâm, Can, Vị và Đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng giảm đau), khai vị tiêu thực....
  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Acid folic vừa có sẵn, dễ kiếm, rẻ tiền lại có lợi cho sức khỏe con người, nhất là người cao tuổi. vì vậy, Quỹ chăm sóc người cao tuổi Mỹ (CLF) đã khuyến cáo nhóm người cao niên nên bổ sung nhóm dưỡng chất này cho cơ thể.
  • Bạn đã quá nuông chiều bản thân suốt mấy ngày tết? Hãy giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể bằng một số cách giải độc đơn giản và nhanh chóng dưới đây:
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY