Dinh dưỡng hôm nay

Gạo lứt chữa bệnh, Đông ngợi Tây khen

Gạo lứt hay còn gọi là gạo rằn, là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, vẫn còn nguyên cám. Đây là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm sinh tố và các nguyên tố vi lượng.

Gạo lứt chưa nhiều chất đường bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các nhóm sinh tố nhóm B (B1, B2, B3, B6), pantothenic axit (PABA) folic axit (sinh tố nhóm M), phytic, các nguyên tố vi lượng như chất vôi, sắt, magnesium, selenium...

Các chuyên gia dinh dưỡng học cũng nhận thấy, một lon gạo lứt khi đã được nấu thành cơm chứa 84mg vi chất magnesium, gạo trắng chỉ có 19mg. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một thứ chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp dự phòng các bệnh về tim mạch.

Một lon gạo lứt cung cấp 14% giá trị chất xơ có thể giúp hạ lượng cholesterol trong máu. Hơn nữa, chất sợi trong gạo lứt có thể giúp kiểm soát được lượng đường trong máu. Đây là loại hạt rất giàu magie, một khoáng chất tổng hợp từ 300 loại enzym giúp quá trình bài tiết glucose và insulin.

Theo Đông y, gạo lứt bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền, có khả năng ngăn chặn ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Gạo lứt giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và ung thư đại trực tràng, giảm cholesterol, bệnh tiểu đường và có lợi cho hệ thống tim mạch của phụ nữ sau tuổi mãn kinh.

Các nghiên cứu hiện đại của Tây cũng đồng quan điểm trong việc đánh giá gạo lứt. Bác sĩ người Nhật Sakurazawa Nyoichi, người đã đề xuất ra phương pháp dưỡng sinh Ohsawa trên cơ sở thực dưỡng, từng đưa gạo lứt (cùng với muối mè) vào một thực đơn để hỗ trợ chữa trị một số bệnh nan y như: u bướu, ung thư, viêm đại tràng co thắt, bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng...

Các nhà khoa học Mỹ cũng tìm thấy trong gạo lứt đỏ hoạt chất phenolis - một tác nhân chống lại nhiều loại bệnh tật cho con người. Kết quả này có được dựa trên nghiên cứu tiến hành trên hơn 35.000 nữ bệnh nhân sử dụng gạo lứt đỏ và trái cây. Theo đó, tỷ lệ bệnh ung thư vú không còn phát triển ở những phụ nữ này khi ở tuổi tiền mãn kinh. Trong khi phenolis chỉ có 1% trong các loại hạt kê, 76% trong các loại trái như: táo, nho đỏ, bông cải xanh và bắp cải thì nó có tới 99% trong gạo lứt đỏ.

Vào bếp cùng gạo lứt

Cơm lứt hạt sen: Hạt sen tươi (10-15 hạt) lột bỏ vỏ cứng, để vỏ lụa và tâm sen (người huyết áp thấp bỏ tâm sen). Gạo ngâm 2h, đãi xả sạch để ráo. Thêm nước vào nước ngâm gạo cho đủ 2 lon rồi đun, khi sôi thì bỏ gạo và hạt sen vào cùng một lúc để nấu cơm, cho thêm 1/4 muỗng cà phê muối, nấu như cơm thường.

Cháo gạo lứt bí đỏ: Bí đỏ 150gr, gọt vỏ, bỏ hạt, cắt vuông cạnh 1cm. Đãi, xả sạch 1 lon gạo lứt rồi cho cùng 5-6 lon nước lã, 1 muỗng cà phê muối. Khi nấu, thỉnh thoảng khuấy đều, cháo đặc thì chế thêm nước. Có thể nấu bằng nồi áp suất

Bánh bèo gạo lứt: Nhân bánh làm từ đậu xanh (đỏ) được nấu chín và xào với chút dầu, hành, tiêu cho thơm, nêm muối rồi giã hoặc xay nhuyễn. Cho bột nước gạo lứt đổ vào từng chén (đã nóng) trong xửng, đậy nắp lại hấp trong vòng 10-15 phút cho bánh chín. Thoa dầu vào mặt bánh đã chín, rải nhân đậu lên trên, rắc cà rốt trên cùng, chan nước chấm và dùng dao tre xắn bánh để ăn.

Hạnh Nguyên

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/gao-lut-chua-benh-dong-ngoi-tay-khen-21804/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY