Phóng sự hôm nay

Gặp người chiến sĩ quân y năm xưa

Tôi được gặp vợ chồng Đại tá, PGS.TS. Trần Mạnh Chí, nguyên Viện trưởng Viện Quân y 103 (Học viện Quân y) tại khu di tích Đồi A1, Điện Biên Phủ nhân một lần về thăm chiến trường xưa.

Bác Chí tuy tuổi đã cao nhưng còn nhanh nhẹn, khỏe mạnh, ông cùng vợ cũng là cựu chiến binh đang thắp hương tưởng nhớ đồng đội cũ. Ký ức về chiến dịch lịch sử dẫu đã lùi xa hơn nửa thế kỷ bỗng hiện ra tươi rói trong lòng ông...

Đại tá, PGS.TS. Trần Mạnh Chí.

Ông kể: ngày đó tôi là y tá đại đội ở trung đoàn sông lô, đại đoàn 312 tham gia chiến dịch điện biên phủ. bắt đầu hành quân ngày 9/12/1953 vượt sông thao, sông đà lên tây bắc. công tác triển khai ở điện biên phủ là hoàn toàn mới so với các chiến dịch trước. có rất nhiều việc được thực hiện liên tục, gối đầu nhau từ việc bảo vệ sức khỏe cho bộ đội hành quân đường dài, đến khi vào trận đánh, cứu chữa vận chuyển thương, bệnh binh trong giai đoạn làm đường, kéo pháo, đào công sự; đào hào đánh lấn; chống phi pháo, tiến công các cứ điểm, tổng công kích... đại đội được chia thành các tổ: chọn lọc; chữa choáng và sau mổ; phòng mổ thay băng. tôi ở tổ chọn lọc, cấp cứu thương binh, thường xuyên đi men giao thông hào ra ngã ba cây đa long bua nơi đặt trạm cấp cứu, đón thương binh, xử lý, phân loại chuyển về tuyến sau. đêm trước ngày kết thúc chiến dịch ở khu trung tâm lòng chảo mường thanh, bỗng diễn ra rất ác liệt. tôi cùng y sĩ si lội dưới giao thông hào ở trạm cấp cứu cây đa long bua bùn nước ngập đến đầu gối. pháo nổ liên hồi, đạn lửa bay vèo vèo trên đầu. sao đêm nay có nhiều thương binh nặng thế! các thương binh qua tuyến giao thông hào chuyển về dồn dập, hầu hết chưa được băng bó, quan sát vết thương của các anh dưới ánh pháo sáng và chớp đạn thấy mặt ai cũng đầy máu và bùn đất, có người trên đầu còn cả não trắng chảy ra. chúng tôi cứ lặp đi lặp lại động tác sờ mò từng thương binh, lau tạm bùn máu, băng chặt cầm máu, rồi khẩn trương đưa anh em về trạm cấp cứu.

Chiều 7/5/1954, tướng de castries cùng với bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm điện biên phủ xin đầu hàng. lúc đó chúng tôi đang ở trạm cấp cứu, tất cả anh chị em quân y, dân công và thương binh, bệnh binh cùng một lúc bật ra tiếng reo hò vui sướng. nhìn ra xung quanh, hàng binh pháp từ các ngả hầm hào lố nhố ngoằn ngoèo như những con rắn khổng lồ trắng xóa cờ trắng bò trườn trên những dải đồi đất đỏ. tôi đi như chạy vào phía trung tâm lòng chảo mường thanh, người lâng lâng quên hết mệt mỏi. run rủi thế nào lại đưa tôi đến trước một hầm của pháp mở toang. bên trong căn hầm tối lờ mờ, vắng lặng, trên bàn mổ còn để ngổn ngang nhiều loại dụng cụ, Thu*c men. bỗng tôi nhìn thấy một hộp đồ mổ mới nguyên chưa bóc tem, trên nắp có chữ “abdomen”. phản xạ nghề nghiệp làm tôi bật ra câu “ồ!”, ngạc nhiên và mừng rỡ. một bộ đồ mổ xịn, chưa bao giờ tôi được biết tới. tôi vuốt nhẹ một lượt cái hộp láng bóng và nghĩ ngay: bác sĩ phẫu thuật trung đoàn ta mà có trong tay bộ đồ mổ này thì còn gì bằng! tôi liền lấy một mảnh dù trắng bọc hộp đồ mổ lại, như trói một tên tù binh và đeo nó lên vai, rồi vội quay đầu bước ra khỏi đống Thu*c vỡ nát lẫn trong bùn, nhớp nháp tanh tưởi.

Ra khỏi hầm pháp được một đoạn, tôi mới thấy người mệt mỏi rã rời, cả đêm qua cấp cứu thương binh không lúc nào rời tay và không lúc nào được chợp mắt. thế rồi tôi nằm vật, ngủ thiếp dưới một chiếc dù do một anh lính nào đó đã căng sẵn trên bờ chiến hào. giấc ngủ căng và sâu của người lính vừa trải qua một ngày chiến đấu tận lực ngập đầu trong máu và bùn đất. rồi tiếng nổ giòn giã, râm ran trên bầu trời chợt làm tôi tỉnh giấc. dụi mắt nhìn lên, bầu trời đang nở đầy hoa cà hoa cải. đây là màn “biểu diễn” pháo hoa tự phát trong đêm chiến thắng, từ mọi hướng, mọi ngóc ngách trong khu lòng chảo mường thanh, không ai bảo ai, cứ có súng bắn pháo hiệu trong tay là nhất tề nã đạn thả phanh lên trời, phút chốc trời điện biên hiện ra lung linh, rực rỡ sắc màu. xen lẫn trong tiếng pháo hiệu nổ đì đùng còn có tiếng hò reo nổ trời của những người thắng trận. tờ mờ sáng ngày hôm sau, tôi nhặt thêm một ít đồ hộp thực phẩm cùng “tên tù binh” abdomen hỏi đường tìm về ban trung đoàn sông lô. hóa ra tôi cũng không đi xa lắm nơi đơn vị tập kết. vừa gặp y tá trưởng vòng, tôi đưa anh xem “tên tù binh”, anh mừng rỡ, vỗ vai tôi bảo: món quà của chí quá quý!

Y tá Trần Mạnh Chí (bên trái) trên chiến hào Điện Biên Phủ. Ảnh do một phóng viên báo QĐND tại mặt trận chụp, tặng tác giả ngay sau khi quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ (đầu tháng 5/1954).

Một ngày gặp gỡ nên quen. từ dạo đó chúng tôi năng đi lại thăm nhau, và tôi luôn cảm thấy được “thơm lây” tiếng tốt về người quân y ở mặt trận điện biên năm xưa ấy. bác trần mạnh chí ở p304, e8 khu tập thể thanh xuân bắc cách nơi tôi ở không xa. bác vốn có tay nghề cao, kiến thức y học dày dặn, cơ sở khám chữa bệnh tư nào chẳng cần, nhưng không thấy bác làm ngoài. ông bạn sát nhà bác giải thích với tôi: đại tá hưởng lương tướng, con cái trưởng thành cả rồi, chơi cho khỏe! sao tôi không biết điều đó. nhưng thời nay thu nhập thế đâu đã phải là nhiều, vả lại đi làm thêm còn là nhu cầu của người về hưu khi xa chính trường, cho đỡ hụt hẫng, cho đỡ buồn. về sau tìm hiểu tôi mới biết, tuy bác không làm thêm ở phòng khám tư, nhưng không khi nào rảnh rỗi, mà luôn có những “việc không tên”. hôm rồi có cụ lão thành cách mạng ở gần nhà bác kể tôi nghe câu chuyện liên quan đến bác.

- Các vị ạ, tôi chịu ơn ông Chí nhiều quá mà chẳng biết cách nào báo đáp - Cụ lão thành kể - Tôi bị viêm khớp háng nặng. Bệnh viện Việt Xô bắt hàng ngày phải đến tiêm phong bế vào vùng háng. Đi lại cách rách quá. Mới lại, cô y tá trẻ khi tiêm cứ lóng ngóng, cô thú thật, vị trí tiêm khó, phải là người nhiều kinh nghiệm mới làm được việc này. Tôi nghĩ ngay đến bác sĩ Chí ở gần nhà. Ông vui vẻ nhận lời ngay. Hàng ngày ông mang đồ tiêm sang nhà tôi, quả mũi tiêm êm ái, chóng vánh lắm. Cả tháng trời kẽo kẹt như vậy, mà ông chẳng nề hà gì. Bệnh tôi đỡ trông thấy, giờ đi lại ngon lành. Đúng lúc tôi được lĩnh khoản tiền do tham gia tiền khởi nghĩa, mới lẳng lặng sang gặp, muốn biếu ông một ít, gọi là món quà ơn cứu mạng. Ông nghiêm mặt trả ngay lại tôi gói tiền. Các vị bảo thế có khó cho tôi không?

Nghe vậy, một ông ngồi bên tôi nghiêng đầu, chỉ vào phía hàm trái của mình còn nhìn rõ vết khâu đang bôi nghệ vàng ươm, tiếp lời cụ:

- Cách đây mươi ngày. Tôi ra ủy ban lĩnh lương hưu, trên đường về vấp hòn đá ngã vỡ xương quai hàm, nằm quay lơ tưởng ch*t. Run rủi thế nào đúng lúc vợ chồng ông Chí đi bộ thể dục qua. Ông đỡ tôi dậy, rồi bảo bà Mai, vợ ông, chạy về nhà lấy bông băng, hộp kim chỉ khâu, dao mổ. Ông cố định xương, khâu vết thương tại chỗ. Sau đó tôi đi viện. Bệnh viện bảo may bác được cấp cứu kịp thời, không lệch xương, không nhiễm trùng, vết khâu đẹp. Có mấy bữa liền da. Hôm qua mang quà sang cảm ơn, ông bà cứ chối đây đẩy.

- Ông N. làm ở Văn phòng Chính phủ, sinh hoạt tổ hưu gần nhà bác Chí - một vị nữa liền góp chuyện - Buổi chiều đang chơi cầu lông bỗng gục tại chỗ. Chính mắt tôi thấy bác Chí quăng vợt chạy đến, đặt ông nằm ngửa, rồi cúi xuống ghé mồm mình vào mồm ông hà hơi thổi ngạt liên tục. Rồi còn xoa tim ngoài lồng ngực. Nhưng ông N. vẫn không qua khỏi vì bị lụt não quá nặng. Hôm đưa tang tôi đi cạnh bác Chí, bà vợ ông N. đã hết lời cảm tạ, mà bác ấy vẫn tỏ ra áy náy như thể mình có lỗi. Có người tốt đến thế là cùng...

Từ những chuyện vỉa hè như vậy, tôi thêm cảm phục bác hàng xóm. Và một lần tôi đến chơi nhà bác. Gặp lại người quen cũ, bác Chí rất vui. Khi nghe tôi “phỏng vấn” điều thắc mắc trên thì bác cười, bảo ngay:

- Mình vẫn còn làm thêm khối việc “có tên” đấy chứ. Hướng dẫn nghiên cứu sinh này, chấm luận văn này, viết sách... Làm cho vui ấy mà.

Bác nói “làm cho vui”, thâm tâm tôi hiểu đấy hoàn toàn là trách nhiệm. nhiều nhà khoa học tuổi cao, còn minh mẫn như bác vẫn nghiêm túc tham gia công việc đào tạo lớp trẻ như thế. ở học viện viện 103, các học trò do bác trực tiếp hướng dẫn luận văn hồi đương chức, nay đều đã thành chuyên viên đầu ngành, thay bác làm chủ nhiệm bộ môn ngoại thần kinh, như các đại tá, tiến sĩ: vũ hùng liên, bùi thọ lộ, nguyễn hùng minh, bùi ngọc tiến... người gần đây nhất, ts. võ tấn sơn được bác hướng dẫn lúc đã nghỉ hưu, đang đảm nhiệm trọng trách hiệu trưởng trường đại học y tp. hồ chí minh. vừa về nghỉ, bác đã sốt sắng cùng mấy đồng nghiệp trong khu tập thể như gs. thực, gs. mễ lập một tổ tư vấn sức khỏe tự nguyện. ai mà tính hết được trong vòng mười năm qua, bác đã có bao nhiêu cuộc đi nói chuyện sức khỏe; bao nhiêu lần khám bệnh; đọc đơn Thu*c; đọc phim xquang, phim ct; trả lời qua điện thoại cách phòng, chữa một bệnh cụ thể... toàn là của những người trong khu hoặc đoàn thể phường, quận nhờ. ngoài những việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” như thế, thói quen viết lách từ hồi tại chức bác cũng không bỏ được. quan tâm đến các điều rất thiết thực trong xã hội, cuốn “đề phòng những T*i n*n trong cuộc sống hiện đại” của bác được nhà xuất bản thanh niên ấn hành năm 2001, trình bày ngắn gọn, dễ hiểu cách sơ cứu tại chỗ các T*i n*n thường gặp như: sốc chấn thương, chấn thương sọ não, giập não, chấn thương vùng bụng, gãy xương sống, gãy kín xương đòn, cấp cứu ch*t đuối, T*i n*n bị vùi lấp... mới đây, ngành giao thông vận tải còn cử người đến gặp, đề nghị bác viết giúp ngành chuyên đề “cấp cứu những T*i n*n giao thông trên đường xa trạm y tế” để phổ biến rộng cho các đoàn xe trên nhiều tuyến quốc lộ...

- Mình xem Đài truyền hình Hà Nội có phóng sự Hơn cả tình yêu nói về bà Phạm Thị Tỵ ở Đồng Xa (Từ Liêm, Hà Nội) - Bác Chí kể với tôi - Suốt 40 năm ròng rã bà đã chăm sóc chu đáo chồng là ông Trần Văn Huấn, thương binh nặng, mất 92% sức khỏe, bị vết thương cột sống, liệt nửa người. Mình sực nhớ ra: năm ấy chính mình đã lấy mảnh đạn trong cột sống cho ông ấy, một tiểu đoàn trưởng xe bị thương trên đường Trường Sơn. Thế là mình tìm đến Đồng Xa. Ông đang nằm dài trên giường, tóc bạc phơ, tỉnh táo lắm. Bà ngồi bên. Khi nghe mình giới thiệu: Tôi là Chí, đã cấp cứu, mổ cho ông tại Viện 103 đây. Ông bà đều bất ngờ, vui mừng. Ông ra hiệu bảo mình ngồi lại gần, cứ xoa xoa bàn tay mình, cười mà khóe mắt có giọt lệ ứa ra. Mình lấy trong túi tặng ông một tượng gỗ khá to, tạc con đại bàng dang rộng đôi cánh, bảo: đồng chí tiểu đoàn trưởng xe Trường Sơn ơi, đồng chí là đại bàng không bao giờ chịu gãy cánh đâu!

Đã có nhiều cuộc gặp lại đầy tình người xúc động như thế. Người bệnh tri ân với bác. Bác cũng tri ân với người bệnh. Người cựu chiến binh ấy luôn coi việc mình làm là trách nhiệm, là y đức. Tôi hiểu: với bác, giúp người, vì người là niềm vui, là hạnh phúc của đời mình!

Phạm Quang Đẩu

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/gap-nguoi-chien-si-quan-y-nam-xua-n161126.html)
Từ khóa: chiến sĩ

Chủ đề liên quan:

chiến sĩ quân y

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY