Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Genurin - Thuốc chống co thắt cơ trơn

Genurin! Flavoxate là một Thuốc dãn cơ trơn giống papaverine. Tuy nhiên, Thuốc có tính chất chống co thắt mạnh hơn và ít độc tính hơn các alkaloid của Thuốc phi*n. Cơ chế tác động của flavoxate là sự kết hợp của tác động hướng cơ.

Viên nén bao đường 200 mg: Hộp 30 viên.

Thành phần

Mỗi 1 viên: Flavoxate hydrochloride 200mg.

Tính chất

Flavoxate là Thuốc chống co thắt có tác dụng đối kháng trực tiếp sự co thắt cơ trơn của bàng quang và đường tiết niệu-Sinh d*c. Thuốc được tổng hợp trong các phòng thí nghiệm của Recordati, Industria Chimica e Farmaceutica, S.p.A., Milano-Italy.

Về mặt hóa học flavoxate có công thức là 4 H-1-benzopyran-2-phenyl-3 methyl-4-oxo-8-carboxylic acid 2-(1-piperidinyl) ethyl ester hydrochloride.

Flavoxate là một Thuốc dãn cơ trơn giống papaverine. Tuy nhiên, Thuốc có tính chất chống co thắt mạnh hơn và ít độc tính hơn các alkaloid của Thuốc phi*n. Cơ chế tác động của flavoxate là sự kết hợp của tác động hướng cơ, tác động gây tê tại chỗ và kháng calcium. Flavoxate làm dãn trực tiếp cơ trơn, có lẽ là do ức chế men phosphodiesterase và do tác động kháng calcium.

Dược động học

Sau khi uống, flavoxate đạt nồng độ đỉnh trong máu trong vòng 20 phút. Thuốc phân bố thấp trong mô não nhưng cao trong gan, thận và bàng quang. Chất chuyển hóa chính của nó là 3methyl-flavone-8-carboxylic acid (MFCA). 12 giờ sau khi uống khoảng 55% Thuốc được bài tiết dưới dạng MFCA và/hoặc chất chuyển hóa ở dạng kết hợp trong nước tiểu. Flavoxate không tích tụ trong cơ thể.

Hiệu quả lâm sàng

Đo bằng bàng quang kế ở các bệnh nhân bình thường cũng như có bệnh lý bàng quang do thần kinh thấy rằng các hiệu quả điều trị - tức là tăng dung tích làm giảm áp lực bàng quang - xảy ra trong vòng 2 giờ.

So sánh các đáp ứng lâm sàng sau khi dùng flavoxate (200 mg) và propantheline (30 mg), các tác giả đã thấy rằng Thuốc kháng hệ cholin làm khô vùng khẩu hầu trong khoảng 2/3 số bệnh nhân trong khi không có tác giả nào báo cáo có những triệu chứng này hoặc các than phiền khác khi dùng flavoxate. Hiện tượng bí tiểu đáng kể thường gặp ở những bệnh nhân được điều trị bằng các Thuốc kháng hệ cholin lại không xảy ra với những bệnh nhân được điều trị bằng flavoxate.

Các nghiên cứu sau đó đã chứng minh rằng flavoxate có tác dụng kháng hệ muscarin rất yếu, khoảng 2.000 lần ít hơn so với oxybutinin.

Flavoxate làm giảm áp lực trong bàng quang nhiều hơn so với emepronium bromide. Cả hai Thuốc đều làm giảm sự khởi đầu cảm giác mắc tiểu và làm tăng tổng dung tích bàng quang, tiểu lắt nhắt vào ban ngày nhưng flavoxate có hiệu quả hơn. Flavoxate cải thiện hơn về tình trạng tiểu ngắt quãng, tiểu gấp thường đi kèm với sự mất tính ổn định của cơ thắt bàng quang hoặc đi kèm với sự rối loạn chức năng cơ vòng so với emepronium . Bệnh nhân điều trị bằng flavoxate cũng ít bị tác dụng phụ hơn so với điều trị bằng emepronium bromide. Thực nghiệm so sánh flavoxate dùng liều 2 viên 100 mg bốn lần mỗi ngày với phenazopyridine dùng liều 2 viên 100 mg, ba lần mỗi ngày cho thấy đáp ứng tốt hơn xảy ra đối với bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt (tỷ lệ 66% bệnh nhân dùng flavoxate so với 31% dùng phenazopyridine), viêm bàng quang cấp, viêm niệu đạo và/hoặc viêm tam giác bàng quang (tỷ lệ 80% so với 56%).

Chỉ định

Dùng giảm triệu chứng trong: Khó tiểu, tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu lắt nhắt và tiểu ngắt quãng trong các bệnh lý của bàng quang và tiền liệt tuyến như viêm bàng quang, đau bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo, viêm niệu đạo-bàng quang, viêm niệu đạo-tam giác bàng quang.

Hỗ trợ trong điều trị chống co thắt trong các bệnh lý như: Sỏi thận và sỏi niệu quản, các rối loạn co thắt đường niệu do đặt ống thông tiểu và soi bàng quang và trong di chứng phẫu thuật đường tiểu dưới.

Giảm các tình trạng co thắt ở đường Sinh d*c phụ nữ như: Đau vùng chậu, đau bụng kinh, tăng trương lực và rối loạn vận động tử cung.

Chống chỉ định

Có tiền sử dị ứng với Thuốc.

Chống chỉ định cho những tình trạng tắc nghẽn sau : tắc hồi tràng hoặc tá tràng, ruột không giãn, những sang thương gây tắc ruột hoặc gây liệt ruột, xuất huyết tiêu hóa.

Thận trọng

Ở bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu-Sinh d*c cùng lúc, nên dùng flavoxate hydrochloride phối hợp với trị liệu bằng kháng sinh thích hợp.

Nên dùng Thuốc cẩn thận ở những bệnh nhân tăng nhãn áp, đặc biệt là dạng tăng nhãn áp góc hẹp và ở những bệnh nhân bị các bệnh lý tắc nghẽn nghiêm trọng đường tiểu dưới do chèn ép. Tác động lên khả năng lái xe hay vận hành máy móc : Những bệnh nhân điều khiển xe hoặc máy móc, hoặc tham gia vào các công việc cần sự chú ý phải được báo trước về các tác dụng phụ có thể xảy ra như : ngầy ngật, mờ mắt và chóng mặt.

Sử dụng cho trẻ em: Không nên sử dụng Genurin cho trẻ nhũ nhi và trẻ em dưới 12 tuổi vì chưa xác định được hiệu quả điều trị và tính an toàn của Thuốc đối với bệnh nhân ở các nhóm tuổi này.

Có thai

Nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng Thuốc không có tác dụng phụ nào đối với động vật mang thai hoặc đối với phôi thai. Tuy nhiên, cũng giống như bất cứ loại Thuốc nào khác, phải cẩn thận khi dùng Thuốc trong trường hợp có thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ hiếm gặp, bao gồm : buồn nôn và nôn ói (thường không xảy ra khi uống Thuốc lúc no), khô miệng, chóng mặt, nhức đầu, ngầy ngật (thường sẽ hết khi giảm liều hoặc cho uống Thuốc thưa ra), cảm xúc không ổn định, rối loạn điều tiết mắt, tăng nhãn áp, nổi mề đay hoặc các bệnh ngoài da khác, lú lẫn đặc biệt ở người lớn tuổi, rối loạn tiểu tiện, nhịp tim nhanh, sốt, tăng bạch cầu đa nhân ái toan và có thể gây táo bón ở liều cao.

Liều lượng

Mỗi lần uống 1 viên Genurin 200 mg, 3-4 lần mỗi ngày.

Flavoxate được hấp thu nhanh chóng. Đáp ứng lâm sàng sẽ thay đổi tùy thuộc vào bản chất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng được chẩn đoán và tùy thuộc vào tổng trạng của bệnh nhân. Những hiệu quả điều trị trên hệ cơ bàng quang sẽ xuất hiện trong vòng từ 2 đến 3 giờ.

Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng, việc điều trị thường được kéo dài song song với những Thuốc chống nhiễm trùng (nghĩa là kéo dài 1 tuần hay hơn).

Những bệnh nhân có triệu chứng mãn tính ở bàng quang, cần phải kéo dài việc duy trì để đạt được kết quả tối ưu. Nếu triệu chứng được cải thiện, có thể giảm liều.

Quá liều

Bệnh nhân dùng quá liều flavoxate nên được rửa dạ dày trong vòng 4 giờ sau khi dùng Thuốc. Nếu quá liều trầm trọng hoặc nếu chậm trễ trong việc rửa dạ dày, thì phải điều trị bằng Thuốc thuộc nhóm giống thần kinh đối giao cảm.

Bảo quản

Tồn trữ ở nhiệt độ phòng không quá 300C.

Để ngoài tầm tay trẻ em.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/g/genurin/)

Tin cùng nội dung

  • Đối với người bệnh tăng huyết áp khi phải dùng Thuốc cần dùng đều đặn, hàng ngày như cơm ăn nước uống mà không được tự ý bỏ Thuốc hay thêm bớt liều dùng.
  • Ngạt mũi là do tình trạng viêm, làm cho đường mũi bị tắc. Thuốc chống ngạt mũi làm co mạch, giảm phù nề, trả lại sự thông thoáng cho mũi nhưng chỉ có tác dụng chữa triệu chứng.
  • Đau bụng chưa chắc là viêm đại tràng co thắt (VĐTCT), nhưng đau bụng là một triệu chứng của VĐTCT. VĐTCT gây nhiều phiền phức trong cuộc sống hàng ngày, làm giảm tuổi thọ.
  • Một trong những triệu chứng khó chịu nhất của bệnh đại tràng là việc đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nát, lỏng, không thành khuôn.
  • Ai đã từng bị viêm đại tràng co thắt chắc hẳn sẽ thấu hiểu cảm giác đau đớn, khổ sở mà bệnh mang lại. Bệnh rất khó chữa dứt điểm và thường xuyên tái phát.
  • Viêm đại tràng co thắt (VĐTCT) là một bệnh không nguy hiểm nhưng luôn là nỗi phiền muộn ở người cao tuổi. Theo thống kê, có tới 20% người trưởng thành mắc hội chứng này, trong đó người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất.
  • Gliclazid là Thuốc chống tăng đường huyết, dẫn chất sulfonylurea. Tên chung quốc tế: Gliclazid. Phân tử glyclazid có dị vòng chứa nitơ nên có những đặc điểm khác với các sulfonylurea khác.
  • Chứng co thắt thực quản gặp ở đàn bà nhiều hơn đàn ông, một số yếu tố được xem là nguy cơ khởi phát bệnh như ăn hoặc uống thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng; trào ngược dạ dày - thực quản; lo lắng quá mức; chứng ợ nóng…
  • Co thắt đại tràng hay đại tràng kích thích là bệnh không rõ nguyên nhân, nhưng người ta thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa tình trạng căng thẳng và hội chứng đại tràng kích thích.
  • Là một trong những Thuốc thông thường nhất trong đời sống nhưng nhiều người vẫn chủ quan, tiếp tay cho chúng làm hại sức khỏe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY