Dị ứng , Mề đay hôm nay

6 lưu ý khi dùng Thuốc chống dị ứng

Là một trong những Thuốc thông thường nhất trong đời sống nhưng nhiều người vẫn chủ quan, tiếp tay cho chúng làm hại sức khỏe.
Thuốc chống dị ứng là những Thuốc có tác dụng ức chế sự tác động của chất trung gian gây dị ứng là histamine. Có hai thế hệ Thuốc chống dị ứng cơ bản là Thuốc thế hệ 1 (còn được gọi là thế hệ kinh điển, thế hệ cũ) và thế hệ 2 (còn được gọi là thế hệ mới). Có thể kể ra đây một số loại như Clopheniramin, Cetirizin, Diphenylhydramin, Loratadin, Fexofenadin…

1. Một số loại không nên dùng ban ngày

Thuốc chống dị ứng thế hệ 1 như Clopheniramin thì không nên dùng ban ngày vì chúng dễ thấm vào thần kinh trung ương, có nguy cơ gây buồn ngủ. Bạn nên uống vào buổi tối, khi không phải làm việc.

2. Tránh dùng với bệnh nhân tim mạch

Thuốc chống dị ứng vẫn được coi là những Thuốc an toàn nhưng một số loại Thuốc thế hệ 2 có thể gây ra một số biến cố trên tim mạch như gây xoắn đỉnh, tức là tim tự nhiên ngừng đập sau một chu kỳ. Điều này là nguy hiểm vì nó có thể gây thiếu máu cơ tim. Với những bệnh nhân có rối loạn tim mạch thì không nên dùng một số Thuốc chống dị ứng thế hệ hai như Astemizol.

3. Ngộ độc do quá liều

Vì lý do dị ứng gây ngứa râm ran khắp người nên một phản xạ là dùng nhiều Thuốc chống dị ứng liều cao cho đỡ ngứa. Điều đáng nói là liều ngộ độc của Thuốc chống dị ứng không cách quá xa liều điều trị.

Biểu hiện của ngộ độc là khô miệng như ngói, đỏ rực như thịt bò, nóng như hòn than, phát cuồng như kẻ mất trí và nháy mắt liên tục như cánh dơi. Liều khuyên dùng của Thuốc chống dị ứng với các Thuốc thế hệ 2 là chỉ dùng 1 viên/ngày, dùng quá 4 viên/ngày rất nguy hiểm.

4. Không trộn nhiều loại Thuốc chống dị ứng

Các Thuốc chống dị ứng dù có các loại khác nhau thì đều có chung một cơ chế tác động đó là tranh chấp vị trí tác động với chất trung gian hoá học gây dị ứng histamine.

Việc tranh chấp với histamin chỉ phụ thuộc vào nồng độ chất đó cao hay thấp chứ không phụ thuộc vào có nhiều loại Thuốc hay ít loại Thuốc. Dùng nhiều loại Thuốc đã không tạo ra hiệu quả tăng hơn mà lại còn làm nặng nề thêm chuyển hoá cho gan thì đó là việc rất không nên dùng.

5. Không uống chung với Thuốc trị nấm

Thuốc chống dị ứng không nên dùng với Thuốc trị nấm như Itraconazole (Sporanox) hay Ketoconazole (Nizoral). Vì Thuốc chống dị ứng ức chế hoạt động của enzyme chuyển hoá Thuốc chống nấm tại gan nên Thuốc chống nấm sẽ chậm được chuyển hoá và chậm bị đào thải.

Điều này dẫn đến người bệnh bị ngộ độc Thuốc trị nấm ở ngay liều điều trị an toàn, nhất là những người phải dùng Thuốc trị nấm kéo dài.

6. Hạn chế tối đa dùng cho trẻ em

Thuốc chống dị ứng, đặc biệt Thuốc dạng thế hệ 1 như Clopheniramin thấm vào thần kinh trung ương ở não nên làm ức chế sự phát triển của não bộ ảnh hưởng tới quá trình hình thành tư duy ở trẻ. Với trẻ em đến trường, Thuốc làm giảm khả năng tập trung, giảm khả năng tiếp nhận, giảm khả năng tuy duy nên hiệu quả học tập giảm sút.

Trong trường hợp phải dùng Thuốc thì chỉ được dùng rất ngắn trong 1-2 ngày và nhất định phải có sự tham vấn của bác sĩ.

Theo Sức khỏe gia đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-6-luu-y-khi-dung-thuoc-chong-di-ung-3332.html)
Từ khóa: dị ứng

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY