Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ghi nhận một ca nghi nghiễm COVID-19 tại Đà Nẵng: Đây là tất cả những gì bạn cần biết để tự bảo vệ mình

Trong bối cảnh có một ca nghi nhiễm COVID-19 được phát hiện trong cộng đồng, người dân không nên chủ quan, hãy chủ động bảo vệ mình bằng những kiến thức sau.

Tính đến đầu giờ chiều hôm nay (24/7), Việt Nam đã ghi nhận 412 trường hợp nhiễm COVID-19, trong đó 365 ca đã được điều trị khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên, sau 99 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng thì sáng nay, Bộ Y tế đã chính thức thông tin về ca nghi nhiễm COVID-19 tại Đà Nẵng. Được biết, bệnh nhân là một người đàn ông tên T.V.D.(57 tuổi, trú tại phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng), hiện có kết quả 3 lần dương tính với SARS-CoV-2.

Trong bối cảnh có một ca nghi nhiễm COVID-19 được phát hiện trong cộng đồng, nhiều chuyên gia khuyên rằng người dân không nên chủ quan, hãy chủ động bảo vệ mình và người thân khỏi nguy cơ gây bệnh bằng những kiến thức sau.

1. Rửa tay đúng cách

Có thể thấy, trong bất cứ khuyến cáo nào về phòng tránh lây nhiễm COVID-`9, Bộ Y tế đều nâng cao tầm quan trọng của việc rửa tay đúng cách.

Theo đó, Bộ Y tế khuyên người dân cần rửa tay thật kỹ bằng xà phòng thường xuyên, nhiều lần trong ngày, đặc biệt phải rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Tránh dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng trong ngày nhiều nhất có thể.

Ngoài ra, khi rửa tay, tuyệt đối không rửa qua loa mà phải chà xát, kỳ cọ ít nhất 20 giây dưới vòi nước để dịch tiết bám trên tay được loại bỏ sạch.

Cụ thể như sau: Bộ Y tế hướng dẫn cách rửa tay để phòng chống COVID-19.

2. Đeo khẩu trang đúng cách

Bên cạnh việc rửa tay thường xuyên thì đeo khẩu trang đúng cách cũng được coi là một trong những việc quan trọng để phòng ngừa COVID-19. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đeo đúng.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu (Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng), khi đeo khẩu trang chúng ta chỉ nên sờ vào quai thôi, nhất là không sờ vào mặt trắng, rất có thể tay có virus, vi khuẩn sẽ truyền bệnh… Mặt ngoài khẩu trang có thể có virus, tay chạm vào, rồi lại đưa tay lên miệng, có thể gây nhiễm khuẩn, đặc biệt là SARS-CoV-2.

Đặc biệt, Bộ Y tế cũng khuyến cáo cụ thể theo nhóm đối tượng, cũng như cách đeo khẩu trang y tế và khẩu trang vải đúng cách như sau.

3. Lưu ý khi di chuyển bằng taxi, xe khách, bus hay grab

Các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, xe khách, grab... vô cùng thuận tiện trong đời sống. Tuy nhiên, đây có thể là nguồn lây bệnh, chính vì vậy khi sử dụng các phương tiện người, người dân cần nhớ: Luôn sử dụng khẩu trang y tế.

4. Khi đến công sở làm việc

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa nhiễm - Nội thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM), ngay cả khi khỏe mạnh mọi người cũng cần thực hiện một số nguyên tắc sau tại nơi công sở:

- Ghi nhớ nhật ký đi lại của bản thân mình trong suốt thời gian qua.

- Trong công sở, cần trang bị thêm xà phòng rửa tay.

- Quản lý cần yêu cầu những nhân viên bị sốt phải đeo khẩu trang.

- Hình thành thói quen trước khi đưa tay lên mũi miệng hãy xem xét lần nữa xem tay mình có sạch không.

- Xem lại khoảng cách và môi trường công sở.

- Khi làm việc ở văn phòng nên mở cửa ra cho thông thoáng, đồng thời nhiệt độ điều hòa không nên để quá lạnh, thấp nhất là 27 độ C.

Xem thêm TẠI ĐÂY.

5. Việc quan trọng được WHO khuyến cáo khi đi chợ và nấu ăn

Ngoài khuyến cáo chung về việc đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách, tránh xa đám đông, chủ động đi khám khi có triệu chứng bất thường... thì WHO cũng khuyến cáo người dân cần cẩn thận, chủ động phòng bệnh khi đi chợ và nấu ăn trong mùa dịch để tránh lây nhiễm Covid-19.

* Khi đi chợ:

- Đảm bảo rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sau khi chạm tay trực tiếp vào động vật tươi sống hoặc các sản phẩm làm từ thịt động vật.

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng.

- Tránh tiếp xúc với động vật bị bệnh hoặc các loại thịt động vật hư hỏng.

- Tuyệt đối không đến gần động vật hoang và không tiếp xúc với khu vực chứa rác, chất thải ở chợ.

*Khi nấu ăn:

- Dùng bộ dao và thớt riêng cho loại thịt sống và thịt chín.

- Rửa tay giữa mỗi lần chuyển đổi giữa việc chạm vào thực phẩm sống và thực phẩm chín.

- Không được ăn thịt của những động vật ch*t vì bệnh.

- Tại những vùng đang có dịch, toàn bộ thực phẩm có nguồn gốc động vật phải được nấu chín kỹ và sơ chế đúng cách.

Tìm hiểu thêm: TẠI ĐÂY.

6. Cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý

Viện Dinh dưỡng đề nghị người dân cần thực hiện một số biện pháp cụ thể về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và bảo đảm an toàn thực phẩm. Theo Viện Dinh dưỡng, bữa ăn hàng ngày cần đảm bảo thực hiện dinh dưỡng hợp lý để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, cụ thể:

- Cung cấp đủ chất đạm (protein) cho cơ thể, vì đây là nguyên liệu quan trọng để tạo nên các kháng thể.

- Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu protein động vật (như các loại cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa...) và protein thực vật (từ các loại đậu, đỗ…).

- Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin A; C; D; E; Sắt; Kẽm; Selen...

- Tăng cường sử dụng một số thực phẩm/gia vị chứa các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, hành, nghệ, sả, nấm, tảo biển…

- Thực hiện bổ sung vi chất dinh dưỡng (viên đa vi chất dinh dưỡng, hoặc sản phẩm dinh dưỡng có chứa vi chất sắt, kẽm, vitamin A, D, E…) nếu khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng nói trên.

Đọc thêm khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng về chế độ dinh dưỡng để phòng bệnh trong mùa COVID-19.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/ghi-nhan-mot-ca-nghi-nghiem-covid-19-tai-da-nang-day-la-tat-ca-nhung-gi-ban-can-biet-de-tu-bao-ve-minh-20200724164503306.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY