Ghi nhận của phóng viên Nhân Dân điện tử sáng 8-4, tại khu vực cách ly, Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, hiện có hơn 40 ca mắc TCM đang được theo dõi, điều trị tại đây, trong đó, có hai ca mắc bệnh ở độ 2B1, một ca thở máy. Các bệnh nhân được nằm điều trị theo quy định giãn cách nghiêm ngặt, chỉ được một người nhà chăm nuôi.
Mới vào mùa nắng nóng, nhưng số ca bệnh nhi mắc tcm tại khu vực miền trung đang điều trị tại bệnh viện phụ sản - nhi đà nẵng tăng mạnh. theo bác sĩ nguyễn hải thịnh, trưởng khoa y học nhiệt đới, trong ba tháng đầu năm nay, số ca mắc tcm đến khám, điều trị tăng mạnh. riêng trong tháng 3, số ca mắc tcm điều trị nội trú khoảng 257, hai tuần đầu tháng 4 có 109 ca, trong đó hơn 50% ca bệnh được chuyển đến từ các tỉnh quảng nam, quảng ngãi. trong số các ca điều trị nội trú, có 7-8 trường hợp nặng, nguy kịch ở độ iii, iv, trong đó có hai trường hợp nặng độ iv được chuyển từ quảng nam ra, phải nằm khoa hồi sức, can thiệp chuyên sâu như lọc máu, truyền globulin miễn dịch, thở máy… hiện tại, có hơn 40 bệnh nhân mắc tcm đang được điều trị tại khu vực cách ly, hồi sức, trong đó có hai ca ở độ 2b1 buộc phải theo dõi thường xuyên và sử dụng các biện pháp hồi sức hô hấp, gắn các máy móc theo dõi nghiêm ngặt.
“Các trường hợp này đã được lấy mẫu dịch họng để xét nghiệm tìm vi trùng gây bệnh, qua đó, chúng tôi phát hiện ba trường hợp bệnh nhân TCM có kết quả xét nghiệm nhiễm chủng virus EV71. Virus EV71 là một trong hai loại virus nguy hiểm, là các tác nhân phổ biến gây bệnh TCM với các biến chứng thần kinh nặng và có thễ dẫn đến Tu vong, vì virus này gây nhiễm và tấn công tế bào. Đây cũng là lần đầu tiên phát hiện nhiều ca nhiễm chủng virus EV71. Rất may các ca bệnh này đã được kịp thời cứu chữa và các cháu đã được xuất viện và không có di chứng”, bác sĩ Thịnh cho biết.
Bệnh TCM ở trẻ em là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bởi vì trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ còn khá yếu nên dễ dàng bị nhiễm các virus gây bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, những trẻ lớn hơn và ngay cả người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh TCM. Thời điểm nắng nóng và thời tiết thay đổi thất thường, số ca mắc TCM ở trẻ dưới 5 tuổi bùng phát. Theo như chu kỳ hằng năm, số ca mắc TCM thường đạt đỉnh đợt thứ nhất vào khoảng từ tháng 3-5, đợt thứ hai vào tháng 9-12.
Bác sĩ Thịnh khuyến cáo với phụ huynh, cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của con em khi có các triệu chứng bệnh TCM như sốt nhẹ hoặc sốt cao, xuất hiện các tổn thương ở da như rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối… lập tức đưa ngay con em đến các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Chủ đề liên quan:
bệnh tay chân miệng bệnh tay chân miệng Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng chủng virus EV71