Phiên giao dịch ngày 22/4, dầu vẫn ở mức giá âm mặc dù thị trường đã điều chỉnh đẩy giá đi lên. Trước đó, phiên giao dịch ngày 21/4, lần đầu tiên trong lịch sử giá dầu thô lao dốc kinh hoàng và tụt xuống ngưỡng giá âm.
Tính đến 6h30’ sáng ngày 22/4 theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao dịch ở mức 0,6 USD, tăng 38,23 USD/thùng tương đương tăng 102%.
Hợp đồng dầu WTI giao tháng 6 tăng 5% lên 21,50 USD/thùng. Dầu Brent giao tháng 6 mất 0,04 USD còn 25,53 USD/thùng.
Sau điều chỉnh ngày 13/4, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
Các chuyên gia thị trường cho biết, sở dĩ giá dầu lao dốc kinh hoàng như thế là do lệnh áp đặt phong tỏa trên thế giới đã cắt giảm triệt để nhu cầu sử dụng xăng dầu của người dân, đồng thời các kho chứa dầu đã hết chỗ và không thể trữ thêm dầu thô.
Rất nhiều nhà đầu tư đã phải thuê tàu neo đậu ở cảng để chứa dầu thô và tương lai tới đây liệu họ có thể đưa dầu lên bờ để tiêu thụ và tích trữ hay không vẫn là một dấu hỏi lớn.
Mới đây, chính phủ Mỹ lên tiếng rằng, nước này có thể can thiệp bằng việc trả tiền cho các nhà sản xuất để giảm sản xuất dầu thô.
Đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu đã giáng một đòn chí mạng vào ngành dầu mỏ. Ngay cả trong những cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất, người ta cũng chưa bao giờ thấy dầu thô lại trượt giá thê thảm đến như vậy.
Dù đã có những giải pháp cắt giảm sản lượng cực lớn dầu mỏ nhưng hoàn toàn không mang lại kết quả gì. OPEC dự báo nhu cầu dầu thô thế giới giảm 6,9 triệu thùng/ngày, tương đương với mức giảm 6,9% trong năm 2020. Tháng trước, OPEC dự nhu cầu dầu thô sẽ tăng nhẹ 60.000 thùng/ngày.