Người đàn ông chạy xe ôm tranh thủ chợp mắt giữa đêm vắng khách - Ảnh: BẰNG DƯƠNG
"Chụp giấc ngủ là một điều riêng tư, nên tôi cố thể hiện điều đó thông qua những tư thế của các nhân vật trong ảnh để không gò bó người xem, để mọi người có thể nhìn và suy nghĩ đa chiều.
Và hơn cả, thông qua triển lãm ảnh này, tôi muốn chia sẻ đam mê nhiếp ảnh với mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ: hãy chọn hướng đi hay phong cách cho riêng mình" - Bằng Dương chia sẻ.
Giấc ngủ vội qua cánh cửa xe tải, một góc chụp ẩn ý để mọi người suy ngẫm - Ảnh: BẰNG DƯƠNG
Triển lãm trưng bày 20 bức ảnh là góc nhìn về những giấc ngủ của người Sài Gòn trên đường từ nhà tới các nơi làm việc của tác giả. Chủ thể trong những bức ảnh trên là những con người bình thường với độ tuổi, số phận và công việc khác nhau.
Những nhân vật ngẫu nhiên đó gặp nhau ở một mẫu số chung: giấc ngủ bị đánh cắp. Vì mưu sinh, họ chọn những giấc mơ tạm bợ ở nơi mà một người bình thường không dành để đi ngủ. Cái bất thường làm nên lẽ nguyên cớ sâu xa của triển lãm này là ở đó.
Triển lãm diễn ra từ ngày 11-5 đến 11-7 cho những người yêu thích nhiếp ảnh đến thưởng thức.
Giấc ngủ tránh nắng mưa ven kênh Nhiêu Lộc - Ảnh: BẰNG DƯƠNG
Thao tác máy khẽ khàng xâm nhập trọn vẹn giấc ngủ của chủ thể - Ảnh: BẰNG DƯƠNG
Tạm bợ một giấc mơ trước hiên nhà - Ảnh: BẰNG DƯƠNG
Một người lái xe ba gác tiện thể chợp mắt ngay trên chiếc xe tạm bợ của mình - Ảnh: BẰNG DƯƠNG
Nhân lúc tránh mưa, người đạp xích lô tranh thủ chợp mắt - Ảnh: BẰNG DƯƠNG
Khách tham quan chăm chú thưởng thức chùm ảnh giấc ngủ của người lao động ven kênh Nhiêu Lộc - Ảnh: T.T.D.
TTO - Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng một lần nữa lại không giấu được những trăn trở nặng tình với di sản đô thị Sài Gòn trong tập sách vừa ra mắt: Sài Gòn trăm bước.
MAI THƯƠNG