Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Giải pháp hạn chế khoan giếng lấy nước

Đồng Nai đang áp dụng nhiều biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất như: không cấp phép khai thác, sử dụng nước dưới đất ở nơi đã có nguồn nước máy tập trung; ban hành danh mục vùng hạn chế, khu vực phải đăng ký khai thác nước; thực hiện việc trám lấp các giếng khoan, đào không sử dụng …

đồng nai đang áp dụng nhiều biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất như: không cấp phép khai thác, sử dụng nước dưới đất ở nơi đã có nguồn nước máy tập trung; ban hành danh mục vùng hạn chế, khu vực phải đăng ký khai thác nước; thực hiện việc trám lấp các giếng khoan, đào không sử dụng …

Phát triển hạ tầng cấp nước máy là giải pháp hạn chế khai thác nước ngầm. Trong ảnh: Nhân viên Công ty CP Cấp nước Đồng Nai kiểm tra chỉ số nước. Ảnh: B.Mai

Tuy nhiên, sẽ rất khó áp dụng triệt để các giải pháp trên nếu không đẩy nhanh việc phát triển cung cấp nước sạch.

* Siết chặt việc cấp phép khai thác nước ngầm

Từ năm 2012, đồng nai đã áp dụng nhiều giải pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất (nước ngầm), trong đó có việc không cấp phép khai thác, sử dụng nước ngầm nơi đã có nguồn nước máy tập trung; 6 tháng/lần, thực hiện quan trắc chất lượng nước dưới đất trên cơ sở kết quả khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng nước ngầm, chuyển sang dùng nước sạch. cùng với đó, tỉnh ban hành đề án cấp nước sạch; quyết định phê duyệt vùng hạn chế, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất...

Chủ tịch UBND xã Sông Ray (H.Cẩm Mỹ) Nguyễn Văn Hạnh chia sẻ, 100% hộ dân vẫn khai thác, sử dụng nước giếng khoan bị nhiễm phèn để sinh hoạt vì không có nguồn nước nào khác. Cũng theo ông Hạnh, nhiều năm trước huyện kêu gọi đầu tư dự án cấp nước sạch sinh hoạt cho xã nhưng đến nay chưa có nhà đầu tư.

Huyện long thành có 17 vùng hạn chế khai thác nước cấp 1 (phải dừng khai thác nước dưới đất), có 11 vùng hạn chế khai thác nước cấp 3 (không cấp phép thăm dò khai thác mới, trám lấp giếng không có giấy phép) và hơn 30 khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất (khoảng cách gần nghĩa trang, bãi rác hoặc nơi mực nước ngầm suy giảm) nhưng người dân vẫn khoan giếng, sử dụng nước dưới đất bởi nhiều khu vực chưa có đường ống cấp nước sạch hoặc mới chỉ đầu tư ở các tuyến đường chính, chưa có đường nhánh vào khu dân cư.

Ông hứa quốc bách, phó trưởng phòng tài nguyên nước, khoáng sản và biến đổi khí hậu (sở tn-mt) cho rằng, nguồn tài nguyên nước dưới đất là có giới hạn. việc khai thác, sử dụng nước ngầm quá mức, quá khả năng bổ cập nước của tầng chứa sẽ làm suy giảm mực nước và trong tương lai gây sụt lún trong khu vực. mặt khác, kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm hàng năm nhiều nơi không đảm bảo sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt theo quy chuẩn của bộ y tế. người dân cần hạn chế khai thác nước ngầm ở khu vực này, trường hợp khu vực chưa có nguồn nước máy thì cần có biện pháp xử lý trước khi sử dụng.

* Cần phát triển hệ thống cấp nước

Việc hạn chế cấp phép khai thác nước dưới đất là để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nước; dự trữ nguồn nước sử dụng lâu dài và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. cùng với đó, trên cơ sở đề án cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh và danh mục vùng hạn chế, khu vực phải đăng ký khai thác nước do ubnd tỉnh ban hành, các cơ quan quản lý, địa phương biết để xây dựng kế hoạch vùng ưu tiên cấp nước.

Người dân P.Tam Phước, TP.Biên Hòa dùng nước giếng khoan sinh hoạt vì khu vực này chưa có nước máy

Trên thực tế, để thực hiện hiệu quả quy định hạn chế khai thác nước dưới đất, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân cần phát triển hệ thống cấp nước sạch tập trung về các khu dân cư, vùng nông thôn.

Phó chủ tịch UBND H.Long Thành Nguyễn Hữu Thành chia sẻ, hiện nay một số khu vực có đường ống cấp nước sạch đi qua nhưng người dân chưa dùng vì chi phí đầu vào bình quân 3-5 triệu đồng/hộ. Huyện cho rằng, nhà đầu tư cần tối ưu hóa các chi phí để có thể giảm khoản đóng góp đầu vào cho các hộ dân muốn dùng nước sạch. Như vậy vừa “giải phóng” được công suất của nhà máy nước, vừa tăng tỷ lệ hộ dùng nước sạch đạt chuẩn, giảm khai thác nước ngầm.

Phó chủ tịch ubnd tỉnh võ văn phi đã yêu cầu sở tn-mt, ubnd cấp huyện, xã siết chặt cấp phép khai thác, sử dụng nước dưới đất. tuyệt đối không cấp phép khai thác nước ở khu vực đã có nước máy. các sở, ngành, địa phương căn cứ vào đề án cấp nước của tỉnh mời gọi doanh nghiệp đầu tư các dự án cấp nước sạch cho người dân. đồng thời, sở tn-mt tiếp tục tham mưu cho tỉnh các giải pháp hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất.

Ban Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo Đồng Nai (http://baodongnai.com.vn/kinhte/202302/giai-phap-han-che-khoan-gieng-lay-nuoc-3157301/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY