Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Giải pháp mới cho người bị đau mạn tính

Đau là triệu chứng phổ biến, đặc biệt tình trạng đau kéo dài, tái phát liên tục khiến người mắc loay hoay không biết nên giảm đau bằng cách nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh giải pháp sử dụng Thu*c giảm đau,các nhà khoa học đã đưa vào ứng dụng thành công phương pháp giảm đau thảo dược mới trên thị trường.

Tìm hiểu về tình trạng bị đau nhức

Theo thống kê, ước tính khoảng 20% ​​người trưởng thành bị đau và mỗi năm lại có thêm 10% số ca bị đau mạn tính. Không chỉ giới hạn ở người lớn, tỷ lệ ước tính ở trẻ em và thanh thiếu niên là 25% và 1/3 trong số đó được đánh giá là đau nghiêm trọng. Như vậy, đau là triệu chứng rất phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động hàng ngày, đời sống xã hội và công việc. Trước thực trạng đó, nhu cầu sử dụng các loại Thu*c giảm đau cũng ngày một tăng cao.

Đau nhức là triệu chứng phổ biến (ảnh minh hoạ)

>>> Xem thêm một số chú ý khi sử dụng Thu*c giảm đau TẠI ĐÂY!

Thu*c giảm đau có mấy loại?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Thu*c giảm đau được phân thành 3 nhóm:

- Thu*c giảm đau nhóm I: Bao gồm Thu*c không opioid và Thu*c chống viêm không steroid (NSAIDs), thường được dùng để chữa cơn đau nhẹ đến trung bình.

- Thu*c giảm đau nhóm II: Bao gồm các Thu*c opioid yếu như codein và tramadol, thích hợp chữa trị các cơn đau cường độ trung bình.

- Thu*c giảm đau nhóm III: Bao gồm các Thu*c opioid mạnh như morphin dùng trong chữa trị cơn đau nghiêm trọng, dữ dội.

Những trường hợp có thể được chỉ định sử dụng Thu*c giảm đau đó là: Đau đầu, đau khớp xương, đau bụng kinh, đau cơ, đau do chấn thương hay sau khi phẫu thuật, sinh đẻ, đau trong ung thư, đau sau đột quỵ, đau sau zona thần kinh,...

Thu*c giảm đau có nhiều loại khác nhau (ảnh minh hoạ)

Một số biện pháp cải thiện cơn đau không dùng Thu*c

Nhiều người có tâm lý lo sợ khi sử dụng Thu*c giảm đau bởi có thể gây ra một số tác dụng phụ cho sức khỏe nên đã thử áp dụng một số cách cải thiện những cơn đau nhức sau đây:

Chườm nóng

Sức nóng giúp tăng cường lưu lượng oxy, chất dinh dưỡng đến vùng bị đau và ngăn chặn các tín hiệu đau do não gửi đến. Do đó, khi cảm thấy đau, hãy thử chườm nóng vùng bị đau nhé.

Tập thể dục thường xuyên

Các chuyên gia cho biết, hormone endorphin - một chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể được sinh ra khi chúng ta tập thể dục. Hormone này có tác dụng tương tự như Thu*c giảm đau, nhờ vậy phản xạ đau được kìm hãm không truyền lên não. Do đó, phương pháp này còn giúp làm dịu bớt sự căng thẳng, lo âu và trầm cảm cho người bệnh.

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện cơn đau nhức (ảnh minh hoạ)

Triệu Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/giai-phap-moi-cho-nguoi-bi-dau-man-tinh--n172433.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 43 tuổi, bị viêm đường hô hấp mạn tính (tháng nào cũng bị 1 lần) nên phải uống Thu*c kháng sinh để điều trị.
  • Bố tôi đã từng bị viêm tụy cấp, hiện nay sức khỏe và ăn uống bình thường. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bố tôi có cảm giác đau ở thượng vị.
  • Có nhiều phụ nữ thường gặp những cơn đau mạn tính, dai dẳng vùng tiểu khung mà không rõ bệnh gì. Đây là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau nên phải hết sức chú ý phát hiện và xử trí kịp thời.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) còn gọi là COPD là bệnh thường gặp và đang gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
  • Viêm phế quản mạn tính là bệnh hô hấp phổ biến ở người cao tuổi. Trên 80% là do hút Thu*c lá, Thu*c lào.
  • Ở người cao tuổi, các chức năng đều suy giảm, trong đó, viêm phế quản mạn tính là một bệnh lý thường gặp nhưng lại chưa có sự chủ động phòng ngừa từ phía người bệnh. Vì vậy, cần tích cực phòng ngừa để người cao tuổi có thể nâng cao chất lượng sống và không phải lo đến bệnh mạn tính của mình.
  • Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng, làm giảm dần mức độ lọc cầu thận.
  • Tôi bị viêm tai giữa, đã điều trị nhưng không khỏi. Thỉnh thoảng tai tôi vẫn bị chảy mủ. Xin hỏi, tôi phải làm thế nào để thoát khỏi tình trạng bệnh này?
  • Mày đay là bệnh mạn tính thường gặp và rất hay tái phát. Do nguyên nhân rất đa dạng nên việc xác định chẩn đoán đặc hiệu không phải dễ dàng.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY