Dinh dưỡng hôm nay

Giải pháp tuyệt vời cho những ai nghiện mít nhưng không dám ăn vì sợ nóng

Mặc dù mít nóng có thể khiến bạn gặp phải một số vấn đề về sức khỏe nhưng không có nghĩa là bạn nên bỏ mít hoàn toàn. Thay vào đó, bạn vẫn có thể ăn những loại trái cây này miễn là dùng trong giới hạn cho phép và tuân thủ đúng quy tắc ăn.

Mít là một trong những loại trái cây nhiệt đới ngon và có mùi thơm đặc trưng khiến nhiều người thích mê. Đây cũng là loại quả nhiều giá trị dinh dưỡng với hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào. Giàu vitamin C khiến mít trở thành loại quả giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.

Mít là một trong những loại trái cây nhiệt đới ngon và có mùi thơm đặc trưng khiến nhiều người thích mê.

Vitamin A trong mít cũng rất tốt để duy trì sức khỏe cho mắt và da, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng, quáng gà. Mít cũng là loại quả nhiều đường nên giúp tăng năng lượng tốt, giàu kali tốt cho tim mạch và magie giúp xương chắc khỏe. Với rất nhiều lợi ích lại thơm ngon, không có gì khó hiểu khi ngày càng nhiều người trở thành tín đồ của thứ quả này.

Mặc dù giàu chất dinh dưỡng và vitamin nhưng ăn mít không đúng cách cũng khiến bạn rước họa vào thân.

1. Tác hại khi ăn mít vào mùa nóng

Cũng như xoài, vải - những loại quả đặc trưng của mùa hè, mít cũng chưa hàm lượng đường rất cao, nếu ăn vào lúc đói có thể gây tăng đường huyết đột ngột khiến hoa mắt chóng mặt.

Vì chứa nhiều đường nên ăn mít vào sẽ có cảm giác nóng trong, gây mụn nhọt, rôm sảy. Với những người bị rối loạn đường máu hay mắc các chứng bệnh như tiểu đường, thừa cân, béo phì sẽ có những biểu hiện rõ nhất sau khi ăn mít.

Hơn nữa, ăn nhiều loại quả nhiều đường này cũng làm tăng nguy cơ bị tiểu đường vì sẽ làm đường huyết trong máu tăng cao và gây hại gan – nguyên nhân gián tiếp gây nên nóng trong người, khiến mụn nhọt, rôm sảy hoành hành.

Vì chứa nhiều đường nên ăn mít vào sẽ có cảm giác nóng trong, gây mụn nhọt, rôm sảy.

Bởi vậy, những người sau không nên ăn mít:

-Người bị tiểu đường, suy thận mạn tính, người bị suy nhược, sức khỏe yếu hay mắc bệnh mãn tính... cần thận trọng khi ăn mít. Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít.

- Những người đang muốn mang thai nên tránh ăn mít bởi chúng có thể làm giảm ham muốn tình dục, giảm cảm giác khi được kích thích tình dục và giảm khả năng, sức lực ở nam giới.

- Trẻ em bị mụn nhọt, rôm sảy cũng hạn chế không nên ăn do lượng đường trong máu cao thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh ngoài da phát triển như liên cầu, tụ cầu ...

2. Ăn mít đúng cách để không bị nóng trong, hại gan hại thận

Mặc dù mít nóng có thể khiến bạn gặp phải một số vấn đề về sức khỏe nhưng không có nghĩa là bạn nên bỏ mít hoàn toàn. Thay vào đó, bạn vẫn có thể ăn những loại trái cây này miễn là dùng trong giới hạn cho phép và tuân thủ đúng quy tắc ăn, ăn đúng cách để tránh gây hại cho các cơ quan như thận, gan.

Để không bị nóng, tốt hơn là bạn đừng ăn nhiều một lúc. Nên chia nhỏ lượng ăn mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 80 - 100g (khoảng 3-4 múi một ngày) trái cây ngọt này. Bạn nên ăn mít sau bữa cơm khoảng 1-2 tiếng nhưng hông nên ăn mít lúc đói bụng cũng đừng ăn vào buổi chiều tối hoặc tối bởi có thể ảnh hưởng hệ tiêu hóa do hàm lượng chất xơ cao.

Mặc dù mít nóng có thể khiến bạn gặp phải một số vấn đề về sức khỏe nhưng không có nghĩa là bạn nên bỏ mít hoàn toàn.

Khi ăn mít, bạn nên ăn kèm với thạch, sữa chua hoặc các loại trái cây khác để giúp cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Khi ăn nhớ nha thật kỹ nhất là mít dai thường khó tiêu, gây hại cho dạ dày.

Những người có cơ địa bị nóng trong, hay nổi mụn nhọt khi ăn mít cần chú ý bổ sung kèm thêm nhiều nước (2-2,5 lít nước mỗi ngày) và ăn thật nhiều rau xanh (200-300g mỗi ngày).

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/giai-phap-tuyet-voi-cho-nhung-ai-nghien-mit-nhung-khong-dam-an-vi-so-nong-29214/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY