Cộng hòa benin ở tây phi từng có một lịch sử đẫm máu dưới cái tên “vương quốc dahomey”. từ thế kỷ 17 cho đến năm 1904, quốc vương dahomey từng cai trị một khu vực rộng lớn ở tây phi. vương quốc dahomey hùng mạnh được xây dựng dựa trên các cuộc chiến tranh, chế độ nô lệ, hệ thống thuế khóa nặng. nhà nước được tổ chức xung quanh chế độ quân chủ tập trung, quân đội khổng lồ và có mối quan hệ thương mại quốc tế với người châu âu.
Truyền thuyết kể rằng Mawu-Lisa, một vị thần do đàn ông và đàn bà kết hợp lại mà thành, là người đã tạo ra vũ trụ. Trong mọi thành phần của thể chế cai trị, mọi sinh hoạt chính trị, tôn giáo và quân sự, phụ nữ luôn nắm những vị trí tương đương như nam giới. Tuy nhiên, vua sẽ giữ ngôi vị cao nhất. Những câu chuyện lịch sử về các nữ chiến binh Amazons nổi tiếng thường được thêu dệt và cường điệu.
Trên thực tế, vào khoảng năm 1890, vua Houegbadja - người thứ ba trị vì triều đại này đã thành lập một đội quân gồm toàn phụ nữ để bảo vệ mình khỏi những cuộc chinh phạt khốc liệt. Nhiều lời đồn cho rằng, binh đoàn phụ nữ này bắt nguồn là thợ săn ngà voi vì cánh đàn ông đã ra chiến trường. Thế nhưng nhờ kĩ năng chiến đấu xuất thần, các nữ binh đã dần thay thế nam giới trở thành rường cột của quốc gia.
Một giả thuyết khác lại nói sự ra đời nữ binh Dahomey bắt nguồn từ việc quốc vương Dahomey tổ chức tuyển dụng các nữ vệ sĩ từ những người vợ lẽ hoặc những phụ nữ mà ông cho là kém hấp dẫn trong đời sống hôn nhân. Những nữ vệ sĩ này có những thế mạnh riêng so với các binh sĩ nam. Họ đã kết hôn với quốc vương nên lòng trung thành của họ được đảm bảo. Họ cũng có thể tuần tra dinh thự hoàng gia vào ban đêm khi đàn ông bị cấm bước vào theo quy định.
Duy chỉ có một điều mà tất cả các nhà sử gia đều hoàn toàn nhất trí chính là sự dũng mãnh khét tiếng của các nữ chiến binh Dahomey. Một số học giả châu Âu gọi họ là “Dahomey Amazons”, bởi Amazons gắn với những người phụ nữ mạnh mẽ và huyền bí nhất trong Thần thoại Hy Lạp. Trên thực tế, đúng là chỉ có những thiếu nữ tiềm năng nhất mới được chọn vào đội quân chiến đấu. Họ tuyên thệ với nhà vua và sẽ không kết hôn hay sinh con trong suốt cuộc đời.
Ảnh chụp các nữ chiến binh Dahomey Amazons những năm 1890. |
Vào giữa thế kỷ 19, các nữ chiến binh chiếm tới 40% quân số của quân đội Dahomey. Quy trình tuyển dụng và huấn luyện nữ chiến binh cũng rất nghiêm ngặt, khắc nghiệt. Các ứng viên phải vượt qua một loạt các bài kiểm tra thể chất lẫn tinh thần, gắt gao không khác gì “đấu trường sinh tử”. Kỷ luật và cường độ huấn luyện dày đặc đã vắt kiệt mồ hôi, máu và nước mắt của người phụ nữ, biến họ thành những cỗ máy nghiền nát quân thù.
Chẳng hạn, họ được giao nhiệm vụ leo lên một bức tường có nhiều gai nhọn để thử khả năng chịu đau đớn. Các ứng viên cũng được đưa vào rừng, không được cung cấp thực phẩm để xem liệu họ có thể sống sót hay không. Nhưng thử nghiệm được cho là tàn bạo nhất nằm trong thời gian “huấn luyện sự vô cảm” của họ. Hầu hết các tân binh chưa bao giờ Gi*t người trước khi gia nhập quân đội, vì thế quốc vương Dahomey sẽ buộc họ hành quyết các tù nhân chiến tranh để chứng tỏ sự gan dạ của họ.
Các ghi chép lịch sử về nữ chiến binh amazon mà thế giới được biết đến hầu như không chính xác. tuy nhiên, các tay buôn nô lệ châu âu, các nhà truyền giáo và những nhà quản lý thực địa từng ghi nhận lại những lần mà họ phải đối đầu với tộc nữ chiến binh đáng sợ này.
Năm 1861, một mục sư người Italy Francesco Borghero kể rằng ông vô tình được chứng kiến một cuộc tập trận mà trong đó hàng nghìn người phụ nữ đang leo lên một bụi gai lớn cao 120m mà không mang thứ đồ bảo vệ nào trên người.
Năm 1889, nhà quản lý thuộc địa Pháp Jean Bayol cho hay ông từng chứng kiến một chiến binh Amazon trẻ tuổi tiến tới một tù binh trong một buổi huấn luyện. “Cô ta đi tới, vung gươm 3 lần bằng cả 2 tay, cắt bỏ phần đầu của tù binh... Sau đó cô ta vuốt hết máu từ vũ khí của mình và uống nó”, Bayol kể.
Trong hai trận chiến giữa quân Pháp và người Dahomey (1890-1894), lính Pháp đã tử thương rất nhiều do đánh giá thấp sự dũng mãnh của đội quân Dahomey Amazons. Những kẻ sống sót trở về thì luôn bị ám ảnh bởi “sự dũng cảm và tàn bạo lạ thường” của nữ binh vùng Tây Phi.
Thế nhưng không có huyền thoại nào là mãi mãi, cuối thế kỷ 19, bằng vũ khí hiện đại, Đế quốc Pháp đã đưa người Dahomey bước vào những ngày tàn. Trong một trận chiến ác liệt với quân Pháp, hơn 400 nữ chiến binh Dahomey Amazons đã liều ch*t chiến đấu bảo vệ vương quốc của họ, nhưng chỉ 17 người sống sót.
Tuy nhiên, ngay cả sau khi các nữ chiến binh Dahomey Amazons thất thủ trước quân Pháp, những người sống sót vẫn tiếp tục chiến đấu. Họ trốn trong hàng ngũ những phụ nữ bản địa bị Pháp bắt, tìm cơ hội tấn công quân Pháp. Họ ám sát các sĩ quan Pháp vào ban đêm. Điều đáng nói là dù thất thủ nhưng người phụ nữ Dahomey vẫn giữ vững được kĩ năng và khí khái của mình.
Bất kỳ lính Pháp nào đưa họ đến phòng ngủ đều gục ch*t vào sáng hôm sau với vết thương mở toang và sâu hoắm nơi cổ họng. Người Pháp đã khiếp sợ các nữ chiến binh Dahomey Amazons đến nỗi họ ra một mệnh lệnh rằng, phụ nữ Dahomey không bao giờ được phục vụ trong quân đội hoặc mang vũ khí.
Vua Behanzin - vị vua cuối cùng của đế chế Dahomey, đã thiêu rụi tất cả các cung điện trước khi người Pháp ập tới, bởi vậy mà nay chỉ còn lại một phần tường thành của cung điện còn sót lại ở Abomey. Bức phù điêu trên tường thành này cho thấy cách mà chiến binh Amazon sử dụng các loại vũ khí như chùy, súng trường nòng dài và dao rựa để chiến đấu với kẻ thù.
Trong một khu trưng bày của khu vực thành cổ có trưng một chiếc sọ người gắn lông đuôi ngựa - một chiếc sọ của kẻ thù mà chiến binh Amazons mang về cho nhà vua của họ để sử dụng như vỉ đập ruồi.
Ngày nay, tưởng chừng như huyền thoại về tộc nữ chiến binh hùng mạnh Amazons đã phai nhạt theo thời gian, nhưng thực tế cho thấy ngày càng có nhiều người quan tâm hơn đến những chiến binh bí ẩn này. Bên cạnh đó, vai trò của phụ nữ ở châu Phi đang dần lớn hơn, điều khiến cho nhiều người muốn tìm hiểu họ rõ hơn về vai trò của tộc Amazon trong quá khứ.
Thiên Hy / Pháp luật 4 Phương