Mặc dù có nhiều tiến bộ trong y học nhưng việc điều trị đau cho người bệnh vẫn chủ yếu dựa vào các Thu*c giảm đau.
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong y học nhưng việc điều trị đau cho người bệnh vẫn chủ yếu dựa vào các Thu*c giảm đau. Nhằm mục đích khắc phục những nhược điểm hay tác dụng phụ của loại Thu*c này, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai, California, Mỹ đã nghiên cứu việc sử dụng liệu pháp
thực tế ảo để chữa đau cho người bệnh.Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 100 bệnh nhân nằm viện có mức độ đau mức độ 3, theo thang điểm đánh giá từ 0 đến 10 và chia thành hai nhóm riêng biệt để đối chứng. Nhóm 1 gồm 50 người được điều trị bằng
thực tế ảo bao gồm đeo kính
thực tế ảo để xem nội dung video thông thường như lái trực thăng trên những phần cảnh đẹp của Iceland hoặc hình ảnh bơi lội trong đại dương với cá voi đã báo cáo giảm điểm đau 24% sau thời gian trị liệu. Trong khi đó, 50 người khác được xem một video thiên nhiên mô tả những khung cảnh đẹp, thư giãn với một bản nhạc êm dịu trên màn hình gầnchỉ giảm độ đau 13,2%.BS. Brennan Spiegel, Giám đốc Nghiên cứu Dịch vụ Y tế tại Cedars-Sinai cho biết, kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng
thực tế ảo có thể là một công cụ hiệu quả cùng với các phương thức quản lý đau truyền thống. Điều này cho phép các bác sĩ và bệnh nhân có nhiều lựa chọn hơn ngoài việc dùng Thu*c để giảm đau. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ chính xác cách mà liệu pháp này làm giảm đau như thế nào mà chỉ đưa ra giả thuyết về lợi ích của “sự tập trung gây sao nhãng”, nghĩa là khi tâm trí chú ý vào một vấn đề nào đó thì nó sẽ xao nhãng với các tín hiệu đau nên làm giảm đau. Mức độ thâm nhập
thực tế ảo (đồng nghĩa với mức thoát ly khỏi thế giới thực) quyết định mức độ “đánh lạc hướng” bộ não nên quyết định mức giảm đau ở bệnh nhân.
thực tế ảo có thể được thiết kế điều trị đau rất đa dạng với mục đích thu hút cao nhất sự chú ý của người xem, hầu hết là thế giới ba chiều như trò chơi điện tử, thế giới tuyết, đồng cỏ hay bơi lội…Hiện tại, những bệnh nhân được áp dụng liệu pháp
thực tế ảo điều trị đau được thực hiện mỗi lần kéo dài 15 phút nên đau có thể phục hồi sau khi kết thúc buổi trị liệu nên đối với các trường hợp đau kéo dài có thể đòi hỏi duy trì và lặp lại nhiều lần với
thực tế ảo. BS. Spiegel cho biết, dựa trên nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tiếp tục thực hiện một thử nghiệm lớn hơn để so sánh tác động của
thực tế ảo với việc sử dụng các Thu*c giảm đau về thời gian nằm viện và mức độ đáp ứng sau khi xuất viện.
Lê Phương(
(Theo MNT, 3/2017))