Có vô số các quan niệm về người bệnh được chẩn đoán ung thư nên ăn gì, không nên ăn gì. thông tin sai lệch và không chính xác có thể khiến mọi người bối rối và sợ hãi.
Tình trạng phổ biến ở đa số bệnh nhân ung thư hiện nay chính là suy kiệt cơ thể. đây có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra.
Hiện nay nhiều bệnh nhân ung thư vẫn còn suy nghĩ ăn kiêng các loại thực phầm giàu đạm như thịt các động vật 4 chân, trứng vịt lộn, đường sữa, chỉ ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật hoặc các loại nước ép trái cây.
Ví dụ như trường hợp chị bùi thị m. 34 tuổi, một giáo viên ở hà nội không may mắc ung thư vú. quá trình điều trị ung thư vú, chị m. không dám ăn gì mà chỉ uống các loại nước ép trái cây, củ quả.
tế bào ung thư rất tham ăn nhưng cũng rất "khôn". chúng có thể thay đổi cách chuyển hóa và sử dụng các chất tùy thuộc chế độ ăn uống của người bệnh.
Tế bào ung thư háo đường, người bệnh nghĩ rằng mình sẽ không ăn đường để nó ch*t và khi đó các tế bào ung thư có thể thay đổi và sử dụng chất béo hoặc protein làm năng lượng cho chúng chứ chúng không phải tự ch*t như ta vẫn nghĩ.
Gs thuấn cho biết theo ước tính khoảng 40% người bệnh ung thư có dấu hiệu suy dinh dưỡng trong quá trình điều trị, dẫn đến mệt mỏi, sụt cân, tiêu tổ chức mỡ, teo cơ, gầy mòn. khoảng 30% người bệnh ung thư Tu vong vì các biến chứng của suy mòn hơn là vì bệnh nguyên phát.
Do vậy, việc ăn kiêng thiếu khoa học hoặc nhịn ăn để khối u phát triển chậm lại hay ch*t đi là một quan niệm rất sai lầm, gây nguy hiểm và khiến người bệnh suy kiệt hơn.
Người bệnh duy trì chế độ dinh dưỡng tốt là đảm bảo cơ thể đủ năng lượng chống đỡ lại bệnh tật và các tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
Theo giáo sư thuấn, chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh ung thư là sử dụng đa dạng nhiều loại thực phẩm, chia thành nhiều bữa trong ngày, đảm bảo cân bằng 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
Nên ăn nhiều hơn thực phẩm có nguồn gốc thực vật, hạn chế đồ hộp, đường và chất béo, tránh ăn quá nhiều do có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa và thừa cân, béo phì.
Các loại thực phẩm xanh và tím như quả việt quất, cà tím và nho tím có tác dụng tích cực đối với sự lão hóa cũng như cải thiện trí nhớ của bạn.
Các loại thực phẩm giàu màu xanh như bơ, măng tây và rau bina có chất dinh dưỡng giúp duy trì thị lực mắt khỏe mạnh. Các loại quả và rau quả màu sắc rực rỡ cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
Chất đạm giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch, phòng mất cơ và sút cân, chất đạm ưu tiên các loại đạm có nguồn gốc từ trứng, thịt nạc, cá, đậu, các loại hạt.
Chia nhỏ 6 - 8 bữa một ngày, việc chia nhỏ bữa trong ngày giúp hạn chế các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, tăng cường hấp thu và giúp chuyển hóa tốt hơn trong cơ thể.
Chủ đề liên quan:
bệnh viện chiến thắng điều này đốc bệnh viện đừng kiêng ăn Giám đốc Bệnh viện K: Tế bào ung thư rất khôn hãy làm điều này để chiến thắng bệnh tế bào tế bào ung thư ung thư