Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Giảm nhẹ ảnh hưởng của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson (PD) là một bệnh thần kinh ảnh hưởng đến một loạt các chức năng.

Khả năng nói

Khi PD ảnh hưởng đến cơ, tiếng nói của người bệnh có thể trở nên khó nghe hơn. Theo thời gian, những thay đổi trong khả năng tư duy cũng khiến việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn, cản trở người bệnh tham gia vào các hoạt động xã hội. Do vậy, trị liệu ngôn ngữ rất quan trọng để giúp cho bệnh nhân Parkinson giao tiếp hiệu quả và qua đó có thể giúp cải thiện hoặc duy trì chất lượng cuộc sống của họ.

Gây khó nhai và nuốt

Người bệnh có thể gặp khó khăn khi nhai và nuốt, đặc biệt là trong giai đoạn sau của bệnh, làm tăng nguy cơ sặc, nghẹn như bị nghẹn thức ăn và ngạt thở, có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu người bệnh hít phải thức ăn vào phổi, có thể bị viêm phổi. Người bệnh cũng có thể tiết ra quá nhiều nước bọt hoặc không nuốt được nước bọt dễ dàng dẫn đến chảy nước dãi không tự chủ. Để cải thiện phần nào triệu chứng này, bác sĩ có thể kê một số loại Thu*c. Liệu pháp trị liệu ngôn ngữ cũng có thể giúp người bệnh Parkinson phương pháp kiềm chế cơ cổ họng để họ có thể nuốt hiệu quả hơn.

Trầm cảm và lo lắng

Trầm cảm là một biến chứng của PD (40-50%). Ngoài ra, còn có thể bao gồm các triệu chứng khác như rối loạn tâm trạng, lo âu, rối loạn tâm thần... Tuy nhiên, các triệu chứng trầm cảm có thể điều trị được và có thể phục hồi. Quan trọng là khi triệu chứng trầm cảm bắt đầu xuất hiện, nhất thiết phải được điều trị ngay. Điều này mang lại cho người bệnh chất lượng sống tốt hơn, chức năng được cải thiện và cơ hội làm chậm các triệu chứng.

Những thay đổi về protein trong não có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ ở bệnh nhân Parkinson.

Rối loạn chức năng T*nh d*c

Người bệnh PD sẽ giảm ham muốn T*nh d*c, khó đạt cực khoái, rối loạn cương dương hoặc khô *m đ*o. Đây là tác động do sự sụt giảm nồng độ dopamin. Trầm cảm và rối loạn lo âu, sự mệt mỏi thường xuyên cũng là một yếu tố đóng góp vào tình trạng này. Để cải thiện, điều quan trọng là phải tư vấn cho cả hai bên - người bệnh và bạn tình/vợ của họ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, Thu*c làm tăng nồng độ dopamin có thể làm tăng ham muốn T*nh d*c ở người bệnh PD. Thu*c điều trị một số triệu chứng của bệnh PD có thể ảnh hưởng nhất thời tới hoạt động T*nh d*c. Vì thế nên trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh Thu*c. Với triệu chứng khô *m đ*o, có thể dùng gel bôi trơn để cải thiện.

Ảnh hưởng tới giấc ngủ

Những người bị PD có nhiều khả năng gặp rối loạn giấc ngủ bao gồm: Khó ngủ ; Chứng ngưng thở lúc ngủ; Ngủ ngày; Ác mộng; Nói mơ trong khi ngủ; Chân bồn chồn hoặc cử động giật chân trong khi ngủ; Thức dậy thường xuyên đi vệ sinh. Để giảm nhẹ tác động xấu của triệu chứng này, việc tạo giấc ngủ S*nh l* phù hợp có thể có hiệu quả. Cần tuân theo các quy tắc sau: Đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày; Ban ngày nên ra ngoài hưởng nhiều ánh sáng tự nhiên nhất có thể; Tránh cà phê và các chất kích thích khác; Chỉ sử dụng phòng ngủ để ngủ mà không thực hiện các hoạt động khác như xem tivi hoặc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị khác. Tránh ngủ trưa, hoặc ngủ trưa quá dài.

Vấn đề tiết niệu

Người bệnh có thể bị rò rỉ nước tiểu hoặc khó đi tiểu. Điều này có thể là do các loại Thu*c mà người bệnh đang dùng. Vì thế cần trao đổi với bác sĩ để giúp tìm ra giải pháp.

Táo bón

Thống kê cho thấy có tới 2/3 số người bị PD bị táo bón. Nguyên nhân bao gồm: yếu cơ, giảm khả năng uống nước, tác dụng phụ của Thu*c, tác động của PD đến hệ thống thần kinh, bao gồm hệ thống tiêu hóa. Các giải pháp khả thi cho vấn đề này là: Dùng Thu*c, chẳng hạn như Thu*c nhuận tràng; Can thiệp chế độ ăn uống, bao gồm cả chế phẩm sinh học và prebiotic; Tăng lượng chất xơ và chất lỏng; Áp dụng một số biện pháp vật lý trị liệu. Lưu ý, người bệnh nên tư vấn với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại Thu*c trị táo bón nào, vì Thu*c có thể tương tác với các loại Thu*c khác.

Chứng mất trí

Những thay đổi về protein trong não có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ ở bệnh Parkinson. Điều này thường đến sau khoảng 10 năm kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Thu*c có thể giúp làm chậm tiến trình sa sút trí tuệ chứ không ngăn chặn được và các triệu chứng thường trở nên trầm trọng hơn theo thời gian.

Đau

Đau là một triệu chứng phổ biến của PD (hơn 60%). Trong danh sách các triệu chứng khó chịu của bệnh, đau đứng thứ ba sau run và cứng khớp. Có thể giảm đau theo các cách sau: dùng Thu*c (không kê đơn hoặc Thu*c theo toa), xoa bóp, trị liệu âm nhạc, thái cực quyền và các liệu pháp bổ sung khác, kích thích tủy sống.

Huyết áp

Một trong các biến chứng của bệnh PD là rối loạn huyết áp, giảm huyết áp tư thế. Huyết áp thấp là phổ biến nhất với PD, nhưng một số người cũng tăng huyết áp rất cao. Những rối loạn này có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Giải pháp cho tình trạng này là Thu*c ổn định huyết áp.

Mất khứu giác

Hơn 95% người bệnh PD mất khứu giác ở một mức độ nào đó, do tác động của Parkinson đối với hệ thần kinh. Đây là một dấu hiệu sớm của bệnh và nó được xem như một yếu tố dự đoán khả thi của PD.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Bệnh Parkinson là một bệnh phức tạp với một loạt các triệu chứng. Hiện tại không có cách chữa trị khỏi, nhưng điều trị có thể giúp giảm triệu chứng, làm chậm tiến triển bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Phương pháp điều trị bao gồm Thu*c, phẫu thuật, liệu pháp thay thế và bổ sung, vật lý trị liệu và trị liệu ngôn ngữ... Đây là một quá trình chăm sóc tinh tế, cần có sự theo dõi sát sao của thầy Thu*c và hợp tác chặt chẽ của người bệnh. Việc chọn Thu*c không những phụ thuộc vào sự đáp ứng của từng bệnh nhân mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh nên không có phác đồ chung cho tất cả mọi bệnh nhân. Do vậy, về chiến lược điều trị cần ý thức được: Đây là bệnh điều trị cả đời; Chỉ điều trị khi các triệu chứng gây rối loạn chức năng rõ rệt gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày; Chỉ điều trị người bệnh để có thể đảm bảo cuộc sống hàng ngày chứ không nên điều trị hết hoàn toàn triệu chứng; Dùng Thu*c tăng dần liều để bệnh nhân có thể thích nghi; Cần cân nhắc giữa việc cải thiện triệu chứng và tác dụng ngoại ý. Người bệnh và người chăm sóc cần lưu lại các dấu hiệu của bệnh để trao đổi với bác sĩ nhằm lựa chọn hướng điều trị phù hợp nhất.

BS. Nguyễn Quân

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/giam-nhe-anh-huong-cua-benh-parkinson-n161044.html)
Từ khóa: bệnh Parkinson

Chủ đề liên quan:

ảnh hưởng bệnh parkinson parkinson

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY