Trong vô vàn thứ nghề thì điêu khắc đá là một trong những nghề nhiều cơ cực nhất. dầm mình trong bụi, rủi ro trong lao động, mang bệnh tật vào người…, thế nhưng vì miếng cơm manh áo, giữ nghề mà từ nhiều năm qua không ít người ở các làng đá mỹ nghệ lớn trong cả nước vẫn vắt sức mình để làm cho những khối đá vô hồn trở thành sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo.
Phải có sự xuất hiện của chúng tôi, anh lê xuân cẩn (đang làm việc ở xưởng chế tác tại xã ninh vân - hoa lư - ninh bình) mới dừng việc, nhảy từ trên bệ tượng xuống, tự cho phép mình nghỉ một chút. ngoài hỏi chúng tôi cần gì, anh đưa bàn tay bị nhuộm bụi đá lên lột chiếc mũ rồi ngồi bệt xuống, rít một hơi Thu*c lào. thật không khó để “moi” được những lời tâm sự của anh cẩn bởi những người lao động nặng nhọc như anh rất cần sự cảm thông. qua tìm hiểu, anh cẩn ở thôn xuân vũ - một thôn có nhiều thợ đá nhất ở làng nghề ninh vân. năm nay anh 40 tuổi nhưng đã trải qua 20 năm trong nghề. suốt những năm tháng đó, cẩn không thể nhớ hết mình đã đục, đẽo và chế tác ra bao nhiêu bức tượng lớn nhỏ, nhưng có thể “đếm” được sự lao khổ của một người ăn với đá, ngủ bên đá. “chúng tôi thường không qua trường lớp nào cả, nhưng giờ tạc tượng cũng đẹp chẳng kém gì nghệ nhân đâu. chỉ toàn người trước dạy người sau, rồi tự mầy mò mà học. lúc đầu thì đục cái đơn giản, khá dần thì đục những sản phẩm phức tạp hơn. tất nhiên, nếu không khéo tay, hay làm, chuyên cần, chịu bẩn, ăn hẩm, ở hiu... thì không thành tài được”, anh cẩn tâm sự.
Sự hài hước, vui tính của anh chỉ là một trong những “tố chất” giúp anh làm nghề, nhưng đó cũng là mặt mạnh để anh có thể thở thành một người thợ khéo tay, chuyên được giao tạc những tượng đài danh nhân, các nhân vật nổi tiếng. hiện anh làm trưởng một tốp thợ 7 người, chuyên nhận các hợp đồng làm tượng cho một số doanh nghiệp lớn ở địa phương (tất nhiên hợp đồng này cũng qua tay mấy chủ). vào thời kỳ chạy tiến độ, anh và những người cùng tốp phải làm cả ngày lẫn đêm, thời gian nghỉ ngơi rất ít. thậm chí phải mang cơm ra xưởng vừa ăn vừa làm cho tiện. hỏi về mức độ tiếng ồn và bụi như đang diễn ra có khiến những người thợ thấy ngại? anh cẩn lắc đầu: “biết là bẩn, là ô nhiễm, có khi dính ung thư lúc nào không biết. nhưng vì đồng tiền bát gạo, phải bám nghề. càng làm tượng to, nhiều chi tiết khó thì càng phải cần mẫn, quên luôn cả bản thân mình, quên cả bụi và ồn.”
Còn rất trẻ, anh phạm văn khoa (sinh năm 1978, quê xã khánh thành - yên khánh - ninh bình) cũng đã hơn 10 làm nghề và hiện đã thành lập được một tốp thợ toàn anh em, con cháu trong nhà đi nhận công trình để làm. theo anh, những người thợ của các tốp tự phát này đều chẳng được học văn hóa tử tế, nghề tạc đá cũng tự “làm rồi biết” nên có việc làm là tốt, không dám đòi hỏi cao. trước đây, anh khoa chỉ là một người thợ tự đo, đi làm thuê cho nhiều ông chủ tại ninh vân. sau thấy cuộc sống cứ như thế mãi sẽ chẳng hay chút nào, anh dành tiền, cộng với vay mượn thêm mua một suất đất tại xã ninh vân để dựng nhà và dựng nghiệp luôn. đại diện cho cả nghìn người thợ trẻ ở địa phương (cả người ngoại tỉnh), anh khoa cho biết: “bình quân lương của người thợ được khoảng 4,5 triệu đồng/tháng. nhìn vào thấy có vẻ cao nhưng nó cũng đúng giá thôi. những thợ lành nghề, giỏi như nghệ nhân có khi hơn 10 triệu đồng/tháng. còn thu nhập của chủ thầu thì vô kể, bởi đối với tượng đá mỹ nghệ này, chẳng có mức giá đâu!”. về mức độ ô nhiễm đã được các cơ quan chức năng ở ninh bình cảnh báo, xã ninh vân phổ biến, anh khoa có nghe đến và đôi khi thấy giật mình. “nhưng còn trẻ mà, mình còn trẻ thì phải xông pha. ở đây ai cũng thế cả, tranh thủ kiếm tiền. điều đặc biệt là, công việc nặng nhọc và đòi hỏi kỹ thuật này không chỉ dành cho nam giới, mà phụ nữ tham gia cũng rất nhiều”, khoa cho biết thêm.
Không chỉ làng đá mỹ nghệ ninh vân mà làng đá mỹ nghệ non nước (đà nẵng), phụng châu (chương mỹ - hà nội) cũng rơi vào tình trạng ô nhiễm. đây là những làng nổi tiếng nhất trong cả nước và cũng thu hút nhiều lao động địa phương, ngoại tỉnh tụ về. theo những người làm nghề, đời thợ đá luôn phải đối mặt với hiểm nguy bởi, công cụ của họ có khi chỉ là đôi tay trần cùng cây búa, cây đục, chiếc máy cưa, máy mài... hàng trăm thợ hằng ngày quần quật vật lộn với những khối đá, đổ mồ hôi công sức vào để làm cho chúng có hồn. làng phụng châu hiện có hơn 100 người có tay nghề cao và rất nhiều người còn trẻ, khi được hỏi thì đa số nói “sinh nghề tử nghiệp”, làm vì cuộc sống, vì đam mê và đôi khi còn vì gìn giữ nghề của cha ông nữa. anh lê đức công, một người thợ có 10 năm trong nghề ở thôn long châu miếu (phụng châu) chỉ ra: lương của những người thợ đều ở mức cao, dao động từ 3,8 đến 6 triệu đồng. người đẽo đá, chế tác tượng không chỉ cần cù, có niềm đam mê mà họ còn có năng khiếu nghệ thuật, để có thể tạo ra những bức tượng có cái “thần” cái uy là điều cực khó. nhưng người phụng châu không hề ngại, trái lại họ tích cực rèn giũa để thương hiệu của làng ngày càng vang xa. giơ đôi bàn tay chai sần lên, anh công cho biết thêm: “những người như bọn này (những người thợ) cả ngày ăn bụi, uống khói chẳng sá gì vất vả. vì thế, nhìn ai cũng gầy gò, hom hem và nhem nhuốc, da thì sạm lại bởi lúc nào cũng bị ám bụi đá. nhất là về đôi bàn tay, có khi nó bị đá cứa cho tứa máu, còn tay chân ai cũng bị chai, thô ráp cả. do sống trong môi trường bẩn lâu ngày, tuy có quen nhưng nhiều đêm ngủ cứ chập chờn mơ thấy đá, thấy bệnh tật ám vào mình. thật đáng sợ!”
Đã là thợ thì mọi công việc của chế tác tượng đều đến tay, nếu là một xưởng lớn hoặc làm theo tốp 7 người trở lên thì có thể phân công nhau, rồi cùng hỗ trợ để hoàn thành công việc. Thế nhưng T*i n*n lúc nào cũng rình rập và buộc mỗi người phải quen với những điều đó. Ví như đá bắn hoặc găm vào người, vào mắt; khối đá to đổ lên người khi vận chuyển hoặc trong khi đục đẽo; ngã từ trên khối đá cao vài mét xuống đất... Hỏi, bất cứ người thợ nào cũng chỉ ra công việc của họ sẽ ảnh hưởng đến mắt, tai và phổi. Cụ thể là bụi bắn vào mắt gây xước giác mạc, chảy nước mắt; tiếng ồn làm ù, thậm chí tiếc tai; mũi hít bụi vào phổi gây nên nhiều bệnh về đường hô hấp.
Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng - Chuyên viên phụ trách môi trường (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoa Lư - Ninh Bình) cho biết: “Nhận thức của người dân lao động còn quá thấp, khi sản xuất họ chưa quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe. Phòng đã đôn đốc xã không để dân để đá ở lề đường, các khu vực dân cư nhưng dân vẫn tái phạm. Chúng tôi cũng thường đi kiểm tra môi trường ở các nhà máy nhưng thấy sạch sẽ lắm, có thể ban đêm các nhà máy mới xả thải”.
Nếu đem những món lợi cao ngất ngưởng, những chiếc ô tô đẹp, nhà cao tầng mà người dân ở các làng đá, đặc biệt là làng Ninh Vân có được từ nghề so sánh với số người ch*t vì ung thư thì thấy, cái giá của nó quá đắt. Trong cuốn sổ theo dõi của ông Nguyễn Yên Bình - Trưởng trạm y tế xã có thống kê từ năm 2004 đến tháng 9/2012 đã có 107 ca Tu vong vì ung thư phổi, dạ dày. Điều đáng nói là, những nạn nhân bị “bão” ung thư cướp đi đa số là người có tuổi đời từ 35 đến 50. Ông Bình nói trong xót xa: “Người Ninh Vân giàu nhưng không sướng. Được về kinh tế thì phải sống trong ô nhiễm không khí và tiếng ồn bao quanh. Bụi bẩn lẫn vào không khí, rau quả, thức ăn, nguồn nước sinh ra rất nhiều bệnh tật. Xã cũng đã được đầu tư nhà máy nước, cách khu dân cư 2km nhưng theo tôi đây chỉ là nước trong thôi chứ chưa phải nước sạch. Người dân ham nước rẻ, nên quy trình lọc cũng sẽ bị cắt bớt. Và nguồn nước trong thế này cũng không đủ cung cấp, nên dân phải tìm cách khác rồi để cho qua ngày, họ lại dùng nước nhiễm bẩn”. Đâu chỉ có bệnh tật, gần đây nhất, năm 2009 và năm 2011 có ba ca Tu vong do khối đá đổ ập vào người lao động, gây Tu vong ngay tại chỗ. Ông Bình còn quả quyết rằng, ông là người dân địa phương, đã theo dõi sức khỏe cho người dân vài chục năm rồi. Ông chịu trách nhiệm trước chuyên môn, nên khẳng định từ nghề và từ những ô nhiễm, người dân đã mắc nhiều các bệnh như ung thư, hô hấp, da, mắt...
Có trực tiếp đến những “đại công trường chế tác đá” mới thấy hết sự ngột ngạt ở nơi đây. Một số người nói ai có vấn đề về thần kinh sẽ không thể sống nổi một ngày ở cạnh những xưởng chế tác đá mỹ nghệ bởi tiếng ồn và bụi. Thế mà, người dân, nhưng người thợ mà điển hình ở ở những làng đá Ninh Vân, Non Nước, Phụng Châu phải dầm mình cả ngày, đêm đến vài chục năm trời thì quả là đáng sợ thật (!)
Trước những thực trạng trên, những hậu quả nhãn tiền trên, các cấp chính quyền cần có những biện pháp tuyên truyền hiệu quả, thiết thực, giúp người dân phát triển kinh tế bền vững. Bởi nếu giàu mà không sướng, mà ôm bệnh trong người thì cái giàu có đó chẳng ý nghĩa gì. Thêm nữa, nếu chỉ vì bán sức, vắt kiệt mồ hôi và công sức cho những khối đá mà dẫn đến thiệt mạng, thì đó không còn là rủi ro nữa mà là những hậu họa cần báo động.
Chủ đề liên quan:
đi làm thuê gian nguy đời thợ đá làng đá mỹ nghệ miếng cơm manh áo người lao động người ngoại tỉnh nhân vật nổi tiếng thời gian nghỉ ngơi