Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều quốc gia trên thế giới. Với số lượng ca nhiễm bệnh tăng cao đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và nền kinh tế chung.
Trước tình hình ấy, Giáo sư Trương Nguyện Thành đã có bài viết nêu quan điểm về việc khởi động lại nền kinh tế trong cơn đại dịch như thế nào. Theo vị giáo sư này thì điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị cốt lõi của mỗi lãnh đạo.
Bài viết trên đã được trích dẫn lại và đăng tải trên MXH Lotus và thu hút sự chú ý, quan tâm của rất nhiều người dùng mạng.
Covid-19 đã và đang lột trần tất cả những khuyết điểm và thiếu sót trong tất cả các tổ chức từ một quán ăn nhỏ đến cả một quốc gia. Lãnh đạo của các nước trên thế giới đang tranh luận về việc khởi động lại nền kinh tế trong cơn đại dịch như thế nào. Đây là một quyết định không hề dễ dàng vì nó bắt buộc lãnh đạo phải cân nhắc giữa mạng sống và sự sống để đưa ra quyết định. Nói một cách khác chính là "ch*t vì dịch hay ch*t vì đói?".
Để cứu nền kinh tế thì phải bãi bỏ lệnh cách ly xã hội. Nhưng một khi bỏ cách ly xã hội không đúng thời điểm thì lượng nhiễm bệnh sẽ tăng trở lại. Nhưng nếu duy trì lệnh cách ly xã hội thì số doanh nghiệp bị phá sản sẽ tăng nhanh theo mỗi ngày. Một khi doanh nghiệp phá sản thì số người thất nghiệp sẽ tăng.
Với Tổng thống Trump, nền kinh tế là quan trọng nên ông ta nằng nặc đòi bãi bỏ lệnh cách ly xã hội trong khi các cố vấn y tế thì chống đối. Cũng hiểu được vì nền kinh tế sụp thì khả năng tái cử của ông ta sẽ kém đi. Thêm nữa trong bài điểm mù tư duy lãnh đạo tôi có nêu "Nếu trong tay đang cầm cái búa thì mọi vấn đề là cái đinh!". TT Trump trong tay đang cầm cái búa ‘kinh tế’. Thế mạng người có quan trọng đối với ông ta không? Tôi nghĩ là có nhưng với ông nền kinh tế quan trọng hơn!
Tôi thì cho rằng mạng người lúc nào cũng là quan trọng nhất. Vì còn người thì còn thể xây dựng lại tất cả. Nước Nhật sau hai quả bom nguyên tử, bại trận trong thế chiến thứ 2 có thể nói là kiệt quệ kinh tế thế mà họ vẫn có thể xây dựng đất nước của họ trở thành một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới.
Chắc chắn là khi bỏ lệnh cách ly xã hội thì số lượng nhiễm bệnh sẽ tăng lên trở lại. Tốc độ có hơn ban đầu không thì không ai trả lời được. Do đó lệnh cách ly không thể bãi bỏ toàn bộ mà từng phần từng giai đoạn phối hợp với việc xét nghiệm nhiễm và miễn nhiễm.
Thí dụ với trường học, có thể mở trước cho các lớp đang bị ảnh hưởng lớn nhất như các lớp chuyển cấp như lớp 5, 9 và 12 cũng như sinh viên năm cuối. Như thế thì mật độ người trong trường thấp hơn và có thể kiểm soát được. Xét nghiệm miễn nhiễm ưu tiên cho các vị trí công việc tiếp xúc với nhiều người như nhân viên lễ tân khách sạn, giáo viên, nhân viên dịch vụ, tiếp viên hàng không, v.v. Đồng thời cần có kế hoạch đối diện với số lượng dịch tăng trở lại.
Theo Tổ quốc
Copy link
Chủ đề liên quan:
Covid 19 là đại dịch toàn cầu diễn biến dịch Covid 19 tại Việt Nam giáo sư ICT_anti_nCoV mạng sống sự sống tin nóng xã hội trương nguyện thành