Trước đó, ngày 20/3, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp người bệnh quốc tịch Iraq tên S.S.(36 tuổi) nhập viện trong tình trạng chấn thương cột sống cổ.
Bạn của S.S. cho biết, khi đang tập luyện thể thao, anh đã không may bị ngã gập người xuống đất gây chấn thương. Sau khi được sơ cứu tại bệnh viện tỉnh, anh được chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Tại đây, S.S. được các bác sĩ kịp thời thăm khám và chẩn đoán bệnh. Khi nằm ở phòng Hồi sức 1 của khoa cấp cứu bệnh viện, bạn anh cho biết anh đã có ý định đăng ký sau khi qua đời.
Bạn của S.S, người trực tiếp chăm sóc anh chia sẻ: Công việc của S.S. là một giáo viên dạy Tiếng Anh tại Việt Nam. Anh luôn có đức tin tốt đẹp được chia sẻ và cống hiến. Khi được cấp cứu tại bệnh viện ở Việt Nam, anh chia sẻ anh sẵn sàng hiến mô tạng ở Việt Nam sau khi qua đời.
PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa - Giám đốc TT Ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chia sẻ: Tình cảm của S.S. - một giáo viên nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam thật đáng trân trọng. Hi vọng rằng thông điệp hiến mô tạng, cho đi là còn mãi sẽ được lan tỏa mạnh mẽ tại Việt Nam và trên thế giới, giúp hồi sinh sự sống cho nhiều người bệnh đang chờ đợi nguồn tạng để được ghép.
Cũng theo PGS Nghĩa, nhu cầu ghép tạng tại Việt Nam rất lớn. Hiện con số chờ được ghép tạng tại Bệnh viện Việt Đức lên đến hàng trăm người. Đa số thời gian chờ đợi để có nguồn tạng hiến người bệnh phải chờ rất lâu, có bệnh nhân bệnh nặng không thể chờ được ghép tạng và đã qua đời. Mỗi ngày ở bệnh viện Việt Đức có 5-10 trường hợp ch*t não nhưng hầu như không có trường hợp nào đồng ý hiến tạng.
Vị chuyên gia ghép tạng nói: Nếu bạn có ý định tìm hiểu hiến mô tạng sau khi qua đời để giúp hồi sinh và mang lại hi vọng sống cho những người khác nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu, bạn vui lòng liên lạc tới số điện thoại của Trung tâm Ghép tạng - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để được tư vấn: 0243.825.3531 hoặc số máy lẻ: 414 (482).
Chủ đề liên quan:
bệnh viện việt đức giáo viên hiến mô hiến mô tạng hiến tạng qua đời sau khi tiếng anh