Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Giúp người bệnh COPD thở dễ dàng hơn

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh do phổi bị hư hại và không bao giờ có thể hoàn toàn trở lại bình thường.

Tuy vậy, người bệnh có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình và có một cuộc sống trọn vẹn nhờ từ bỏ Thu*c lá, giữ gìn sức khỏe thông qua chế độ dinh dưỡng và tập luyện.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường là sự kết hợp của 2 tình trạng: khí phế thũng và viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính.

Viêm phế quản tắc nghẽn là tình trạng viêm và sưng mạn tính làm cho bên trong các ống thở (đường thở) nhỏ hơn bình thường. Sự thu hẹp này cản trở việc không khí thoát ra khỏi phổi dễ dàng. Nó gây ra cảm giác khó thở, tức ngực và ho mạn tính.

Trong khí phế thũng, các vách của phế nang bị tổn thương và mất tính co giãn. Kết quả là khí không ra dễ dàng được nữa. Khí phế thũng cũng có thể góp phần thu hẹp đường thở.

Sự kết hợp của phế nang không co giãn do khí phế thũng và hẹp đường thở do cả viêm phế quản tắc nghẽn và khí phế thũng, ngăn phổi đưa khí ra ngoài một cách bình thường. Điều này khiến không khí bị mắc kẹt trong phổi dẫn đến sự giãn nở bất thường hoặc căng phình. Không khí bị mắc kẹt thường xuyên trong phổi kết hợp với việc gắng sức để thở dẫn đến khó thở.

Nhiều người bị COPD nhận thấy rằng ngay cả hoạt động nhẹ cũng có thể khiến họ cảm thấy khó thở. Điều này dẫn đến việc người bệnh phải giảm hoạt động và cảm thấy ngày càng khó thở hơn.

Phục hồi chức năng phổi là rất cần thiết cho những người có vấn đề về hô hấp như COPD. Phục hồi chức năng phổi nhằm mục đích giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nó bao gồm: Tập thể dục phù hợp với nhu cầu và khả năng hô hấp của bệnh nhân; Tư vấn chế độ ăn uống và dinh dưỡng; Giáo dục về COPD và cách quản lý bệnh; Tư vấn và hỗ trợ; Các bài tập thở... COPD không thể đảo ngược nhưng phục hồi chức năng phổi có thể giúp phổi hoạt động tốt hơn.

Bài tập thở chúm môi

Các bài tập thở có thể được thực hiện tại nhà hoặc bất cứ khi nào mà người bệnh cảm thấy khó thở. Thở chúm môi là một trong những bài tập thở phổ biến nhất cho những người bị COPD. Nó giúp người bệnh tránh việc thở gấp và hoảng loạn khi khó thở, là phương pháp giúp cho đường thở không bị xẹp lại khi thở ra nên khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Thực hiện thường xuyên, đúng cách có thể giúp phổi đẩy không khí đọng (khí thũng), hít vào không khí trong lành, giàu oxy. Để tiến hành bài tập này, người bệnh làm như sau:

Bước 1: Ngồi xuống, tư thế ngồi thoải mái.

Bước 2: Thả lỏng cổ và vai.

Bước 3: Hít vào chậm qua mũi.

Bước 4: Môi chúm lại như đang huýt sáo hoặc thổi nến, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.


Kỹ thuật thở chúm môi.

Trong quá trình tập, bệnh nhân nên: Lặp lại động tác thở chúm môi nhiều lần cho đến khi hết khó thở. Lần đầu tiên tập nên là khi thở bình thường, không bị khó thở. Tập đi tập lại nhiều lần sao cho thật nhuần nhuyễn và trở thành thói quen. Nên dùng kỹ thuật thở chúm môi bất cứ lúc nào cảm thấy khó thở như khi leo cầu thang, tắm rửa, tập thể dục...Theo thời gian, thở chúm môi có thể giúp người bệnh COPD thở dễ dàng hơn.

Thở cơ hoành (thở bụng)

Thở cơ hoành hoặc thở bụng giúp người bệnh sử dụng cơ hoành để hỗ trợ hơi thở. Tập thở cơ hoành sẽ giúp tăng cường hiệu quả của động tác hô hấp và tiết kiệm năng lượng. Để tập thở cơ hoành, tiến hành như sau:

Bước 1: Ngồi hoặc nằm xuống một nơi thoải mái và đặt tay lên bụng.

Bước 2: Thư giãn các cơ ở cổ và vai. Đặt một bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực.

Bước 3: Hít vào từ từ qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên. Lồng ngực không di chuyển.

Bước 4: Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống.


Thở cơ hoành.

Nên tập thở cơ hoành nhiều lần trong ngày cho đến khi trở thành thói quen. Sau khi đã nhuần nhuyễn kỹ thuật thở cơ hoành ở tư thế nằm hoặc ngồi, nên tập thở cơ hoành khi đứng, khi đi bộ và cả khi làm việc nhà.

Một số hoạt động hỗ trợ COPD

Các bài tập thở nói trên có thể cải thiện chức năng phổi cũng như cuộc sống cho nhiều người bệnh COPD. Ngoài ra, một số hoạt động khác cũng được cho là có lợi cho bệnh nhân COPD.

Học hát: Một nghiên cứu cho thấy những người bệnh COPD tham gia lớp học hát trong 8 tuần cải thiện thể chất và chức năng phổi tốt hơn so với người khác. Điều này có thể liên quan tới hoạt động ca hát thường liên quan đến việc thở cơ hoành.

Yoga: Hít thở sâu và các tư thế cụ thể được thực hành trong yoga có thể giúp thư giãn, linh hoạt và giữ gìn sức khỏe. Theo một nghiên cứu khác cho thấy yoga có thể giúp những người mắc bệnh COPD cải thiện chức năng phổi và khả năng tập thể dục. Vì có hơn 100 hình thức yoga khác nhau, điều quan trọng là chọn một hình thức an toàn và phù hợp với sức khỏe và khả năng của từng người.

Lời khuyên về lối sống để thở tốt hơn

Ngoài chăm sóc y tế, những người bị COPD nên: ngừng hút Thu*c và tránh khói Thu*c lá thụ động; Tránh bụi, khói và hóa chất; Thực hành rửa tay tốt để phòng bệnh; Tiêm phòng cúm và các loại vắc-xin khác; Tránh xa đám đông trong mùa lạnh và cúm.

COPD có thể được quản lý với điều trị thích hợp, phục hồi chức năng phổi, tập thở và thay đổi lối sống. Kết hợp tốt những biện pháp này có thể giúp cải thiện cuộc sống của người bệnh COPD.

BS. Nguyễn Thị Thu Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/giup-nguoi-benh-copd-tho-de-dang-hon-n162756.html)
Từ khóa: bệnh copd

Chủ đề liên quan:

bệnh copd người bệnh

Tin cùng nội dung

  • Tôi mới đi khám và được chẩn đoán mắc sỏi mật, tôi rất lo lắng. Xin quý báo tư vấn giúp chế độ ăn phù hợp với người bệnh sỏi mật. Tôi xin cảm ơn. Đỗ Văn Nghĩa (Gia Lai)
  • Suy thận mạn tính là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận suy giảm dần dần và vĩnh viễn theo thời gian.
  • Người bị bệnh thận hay băn khoăn nên uống nước như thế nào là đủ? Vì thận yếu, uống nhiều sợ làm thận yếu thêm, nhưng uống ít lại e là cơ thể không đủ nước.
  • Chị tôi năm nay 32 tuổi, hơn một năm trước chị ấy bị phù toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần. Đã đi khám và bác sĩ cho biết bị viêm cầu thận mạn tính.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY