Hạ đường huyết là hiện tượng lượng đường hoặc glucose trong máu thấp. hạ đường huyết không phải là một bệnh, nhưng đó là dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề sức khỏe đang diễn ra trong cơ thể.
Những người bị hạ đường huyết nhẹ có thể gặp các triệu chứng sớm sau đây: cảm giác đói, run tay chân, đổ mồ hôi, khuôn mặt nhợt nhạt, tim đập nhanh hoặc không đều, chóng mặt và yếu, mờ mắt, nhầm lẫn, bồn chồn, lo lắng.
Hạ đường huyết nặng có thể có những triệu chứng như: yếu và mệt mỏi, kém tập trung, cáu kỉnh và lo lắng, nhầm lẫn, hành động hoặc tranh luận vô lý hoặc thay đổi tính cách hoặc ngứa ran trong miệng.
Nếu một người không hành động kịp thời, họ có thể phải đối mặt với những biến chứng như: khó ăn uống, co giật, mất ý thức hoặc hôn mê.
Hạ đường huyết nặng có thể đe dọa tính mạng.
Một người thường xuyên bị hạ đường huyết có thể không nhận thấy tình trạng này đang diễn ra hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. họ sẽ không nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo, điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và có thể gây t* vong.
Hạ đường huyết thường là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường không được chữa trị đúng cách.
Hạ đường huyết có thể xảy ra vì nhiều lý do.
Tất cả các tế bào của cơ thể, bao gồm não, cần năng lượng để hoạt động. Glucose, hình thành từ quá trình hệ tiêu hóa phá vỡ carbohydrate từ thức ăn, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Trong khi đó insulin, một loại hormone, cho phép các tế bào hấp thụ và sử dụng loại chất này. Sau khi ăn, tuyến tụy sẽ tự động giải phóng lượng insulin thích hợp để di chuyển glucose trong máu vào các tế bào. Khi glucose đi vào các tế bào, lượng đường trong máu giảm.
Do đó, nếu ăn quá ít, ăn muộn hay bỏ bữa, tiêm quá liều insulin, những thu*c hạ đường huyết uống như nhóm sulfonylureas (diamicron, amary…) và meglitinides, tăng hoạt động hay tập thể dục quá mức, uống quá nhiều rượu, suy thận,… có thể dẫn đến hạ đường huyết.
Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như do nghiện rượu, hạ đường huyết trong bệnh lý gan, thận; insulinoma, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng…
Nếu một người nhận thấy các dấu hiệu hạ đường huyết nên ngay lập tức ngậm một viên glucose, một cục đường, một viên kẹo hoặc uống một ly nước ép trái cây.
Những biện pháp này có thể mang lại kết quả nhanh chóng. Sau đó, họ nên ăn thay đổi chế độ ăn phù hợp hơn với các loại thực phẩm như ngũ cốc, bánh mì, gạo hoặc trái cây.
Ngoài ra, ăn nhiều bữa nhỏ ít nhất 3 lần/ngày có thể giúp duy trì lượng đường ổn định trong máu. Nếu hoạt động nhiều hơn hàng ngày hay tập thể dục nhiều hơn, bệnh nhân nên ăn nhẹ trước khi hoạt động.
Chủ đề liên quan:
cách điều trị hạ đường huyết hạ đường huyết nguyên nhân hạ đường huyết triệu chứng hạ đường huyết