Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hà Nội chi hơn 1.200 tỷ đồng phòng chống dịch Covid-19

(MangYTe) Chiều 3/4, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố chủ trì phiên họp trực tuyến thứ 29 với các quận huyện xã phường để tiếp tục triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Chi 1.200 tỷ đồng để phòng chống Covid-19

Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền đã báo cáo, Hà Nội ghi nhận tổng cộng 95 trường hợp có xét nghiệm dương tính với Covid-19. Trong đó có 36 trường hợp phát hiện do xét nghiệm sàng lọc người đi về từ vùng dịch tại sân bay hoặc các điểm cách ly tập trung chưa về địa phương; 59 trường hợp phát hiện tại cộng đồng với 36 trường hợp liên quan đến bệnh viện Bạch Mai (19 người là nhân viên Công ty Trường Sinh, 3 người là nhân viên công ty Việt Mỹ.

Để đảm bảo công tác hậu cần phòng chống dịch bệnh Covid-19, TP đã chi 1.286 tỷ đồng cho hoạt đông chống dịch Covid-19. TP đã và đang tổ chức hoạt động 8 máy xét nghiệm PCR (có 6 máy mượn từ Công ty Việt Á); CDC Hà Nội đã luên hệ đề nghị công ty Việt Á bổ sung thêm sinh phẩm để hoạt động máy PCR, tuy nhiên đến nay mới bổ sung được 1.000 mẫu và đã cơ bản dùng hết…

TP đã phát 6.000/10.000 mẫu test nhanh để phục vụ các trạm dã chiến ở các quận huyện; mua bổ sung 105 máy thở (tổng hiện có 341 máy) và bổ sinh kinh phí đợt 2 để mua 37 máy; đã mua hơn 300.000 bộ quần áo bảo hộ, tiếp tục muya bổ sung hơn 700.000 bộ.

Có hiện tượng tiểu thương tăng giá thực phẩm để trục lợi

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan, tính đến 3/4 là ngày thứ 3 thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 05 của UBND thành phố, Sở đã chỉ đạo các doanh nghiệp chuẩn bị đủ lượng hàng hóa cho người dân. Đồng thời, rà soát các đơn vị đã đăng ký với Sở về dự trữ hàng hóa. Sở cũng cùng với Sở NN&PTNT và một số tỉnh thành phố tiếp tục rà soát về nguồn cung về sản xuất lương thực thực phẩm nhằm cân đối cung cầu.

Hiện, Sở đã kết nối với các Sở khu vực phía Bắc như Hải Dương, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La và đảm bảo nguồn cung các mặt hàng rau củ quả dồi dào. Đối với mặt hàng Gạo, lãnh đạo Sở Công thương cho biết, riêng Hapro đăng ký dự trữ được 500 nghìn tấn. Ngoài ra, khuyến khích người dân tăng cường tiêu thụ các mặt hàng thủy hải sản như: cá hồi, hàu, ngao, các loại cá Miền Tây… (do xuất khẩu giảm và các nhà hàng, khách sạn đóng cửa); qua đó, tạo điều kiện doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.

Khẳng định tất cả nguồn cung về với Hà Nội rất dồi dào, Phó Giám đốc Sở Công thương lưu ý các doanh nghiệp, khi người dân đổ xô đến các siêu thị, phải đảm bảo lưu thông hàng hóa từ kho đến các kệ và gian hàng một cách đầy đủ. Theo bà Trần Thị Lan Phương: "Tối có thể hết hàng do lượng tiêu thụ nhiều vào ban ngày, nhưng 5h sáng sẽ vẫn đảm bảo đầy đủ hàng hóa tươi ngon".

Về hiện tượng một số tiểu thương tự ý nâng giá thịt lợn vào ngày 2/4, Sở đã kịp thời nắm bắt tình hình. Đến sáng 3/4 đã có văn bản hỏa tốc đề nghị Quản lý Thị trường phối hợp tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo bán đúng giá ở các chợ truyền thống, tránh việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá. Phó Giám đốc Sở Công thương cũng đề xuất cơ quan chức năng địa phương phối hợp kiểm soát tốt hiện tượng này để đảm bảo cung ứng hàng hóa, cũng như bình ổn giá cả trong giai đoạn dịch bệnh; tuyên truyền cho người dân, nâng cao nhận thức không mua hàng dự trữ.

Đối với lưu thông hàng hóa, do Chỉ thị 16 của Thủ tướng, nên một số tỉnh có các cách làm khác nhau và Sở cũng nhận được một số phản ánh với các doanh nghiệp khi lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh với Hà Nội và ngược lại có tình trạng bị kiểm soát xe và phải dừng lại nhiều tiếng. Sở Công thương đã báo cáo với Bộ Công thương và UBND thành phố để đề xuất Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an đề nghị chỉ đạo các UBND các tỉnh thành, thống nhất phương thức triển khai thực hiện theo đúng Chỉ thị song, vẫn đảm bảo hàng hóa thiết yếu được lưu thông bình thường…

Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND TP đặc biệt lưu ý chỉ trong vòng một tuần vừa qua số ca nhiễm Covid -19 ở Hà Nội đã tăng lên gần gấp đôi trong vòng 3 tuần trước; liên tục phát hiện các ca nhiễm ở ngoài cộng đồng.

Chủ tịch UBND TP yêu cầu tất cả các đơn vị quận, huyện và các phường xã cập nhật ngay các chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy Hà Nội, tổ chức triển khai; tăng cường công tác tuyên truyền về ý thức liên quan phòng ngừa của tất cả người dân, thường xuyên rửa ta bằng xà phòng, nước khử khuẩn; bắt buộc đeo khẩu trang; khi đi ra ngoài đường phải chú ý khoảng cách 2m...Tất cả các trường hợp có quyết định cách ly ở nhà phải thực hiện nghiêm túc”.

Chủ tịch UBND TP cũng lưu ý các quận huyện, phường xã cần thường xuyên chăm lo công tác an sinh xã hội, đặc biệt là quan tâm người có công, người nghèo, gia đình chính sách, người khuyết tật..

Chủ tịch UBND TP giao CDC Hà Nội khẩn trương tổ chức xác minh, điều tra địch tễ việc đi lại, tiếp xúc của nhân viên công ty Trường Sinh, Việt Á, công bố toàn bộ đi lại của các trường hợp này. Chủ tịch Hà Nội cho biết qua sơ bộ ban đầu thì 18/22 trường hợp này ăn ở, làm việc liên tục trong bệnh viện, tuy nhiên cần xác minh cụ thể để làm rõ.

Chủ tịch UBDN TP nhắc nhở các quận, huyện, thị xã tuyệt đối không được chủ quan với công tác chống dịch COVID-19 bởi: “Nếu qua ngày 15/4 dịch giảm thì yên tâm, nếu không sẽ tiếp tục rất phức tạp”.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/ha-noi-chi-hon-1200-ty-dong-phong-chong-dich-covid-19-post34682.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY