Kinh tế xã hội hôm nay

Hà Nội đã có những ngày ra đường chỉ gặp… shipper!

Thực hiện chỉ thị về cách ly xã hội để hạn chế lây lan dịch COVID-19, mọi người dân hạn chế tối đa ra ngoài. Nhưng vì gánh nặng mưu sinh, nhiều tài xế, shipper công nghệ hàng ngày vẫn phải lao ra đường để kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Ra đường vì gánh nặng mưu sinh

Hà Nội những ngày nhà nhà đóng cửa ở yên một chỗ, nếu có việc bắt buộc phải ra ngoài, bạn sẽ thấy trong lác đác bóng người qua lại trên đường phố đa phần là những tài xế trong màu áo đồng phục của các hãng xe công nghệ. Khi nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh buộc phải tạm dừng để chống dịch, thì xuất phát từ nhu cầu mua sắm online, những shipper vẫn có dư việc để chạy.

Làm cái nghề "ra đường mới có tiền, ở nhà thì treo niêu" như cách nói của anh Hà Đức Thành, quê Phú Thọ (nhân viên giao hàng của hãng MyGo) khiến anh bắt buộc phải ngược xuôi mỗi ngày. "Vẫn biết công việc của mình có tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh, nhưng chẳng còn cách nào cả. Nhà có 4 người đều là lao động tự do, dịch bệnh bị cho nghỉ việc hết, chỉ còn trông cậy vào thu nhập của tôi thôi!", anh Thành chia sẻ.

Hà Nội đã có những ngày ra đường chỉ gặp… shipper! - Ảnh 1.

Nhiều shipper vẫn vất vả ngược xuôi mỗi ngày trong mùa dịch vì cơm áo gạo tiền

Những ngày toàn dân chống dịch, thay vì làm việc theo ca như trước đây, anh Thành đăng ký tăng ca để có thêm thu nhập, do biết rằng có nhiều nhân viên giao hàng như anh vì sợ bị lây nhiễm nên đã xin nghỉ ở nhà.

Công việc của Thành bắt đầu từ 7h sáng. Anh tới kho hàng, nhận bàn giao công việc và kiểm tra lại phần đóng gói bên ngoài của mỗi kiện hàng mình cần giao để đảm bảo gói hàng không bị hư hỏng trước khi giao.

Sau khi hoàn thành biên bản bàn giao cần thiết, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ ký nhận khi giao hàng, anh Thành chất hàng gọn gàng phía sau yên xe bắt đầu hành trình.

Trả lời cho câu hỏi: "Phải đi làm khi mọi người đều ở trong nhà có buồn và lo lắng nhỡ bị lây bệnh không?", anh Thành chi biết, thực ra lúc này có việc để làm với anh còn là may mắn, bởi nhìn xung quanh khu nhà trọ anh ở mọi người đều là lao động tự do, dịch đến các công trình xây dựng, kho bãi đều tạm nghỉ, không có việc làm, thu nhập không có nên cuộc sống có phần bí bách. "Buồn thì tìm cách khuây khỏa thôi, trước đây mỗi khi rảnh, mấy anh em cùng quê lại hẹn nhau tụ lại 1 điểm cùng uống trà đá tám chuyện cho đỡ buồn. Mùa dịch hạn chế tụ tập nên lúc rảnh thì vào mạng đọc tin tức, xem clip hoặc gọi facetime cho người thân cho đỡ nhớ. Còn để bảo vệ mình lúc đi làm thì trang bị khẩu trang và nước sát khuẩn đầy đủ. Tôi cũng không muốn lăn lộn kiếm tiền nuôi gia đình mà nhỡ ra mắc bệnh lại chả đủ tiền Thu*c thang", anh Thành nói.

Đường phố vắng tanh hơn Tết

Cũng như anh Thành, Nguyễn Đức Ninh (quê Bắc Ninh), một tài xế công nghệ cũng rong ruổi ngược xuôi trên chiếc xe thân thuộc suốt mùa dịch để kiếm đồng ra đồng vào.

"Đường phố vắng tanh hơn Tết, cảm giác như cả Hà Nội chỉ có mỗi shipper thôi", anh Ninh cười nhẹ. "Cũng may mọi người đều không ra ngoài nên mua hàng online nhiều, đơn "nổ" liên tục cũng đỡ buồn. Ra đường từ sáng sớm, mải miết chạy đến khi thấy mệt thì tạm đỗ xe một góc nào đó ăn trưa, ngả lưng ngay trên xe máy hoặc một ghế đá nào đó rồi lại tiếp tục công việc cho đến tối".

"Ngoài sức khỏe dẻo dai, "vốn" đầu tư của cánh xe ôm công nghệ chúng tôi là xăng (để chạy xe) và internet (để nhận đơn và tìm đường). Xăng thì giảm giá mạnh, internet được nhà mạng tặng thêm dung lượng nên chi phí như cũ mà dùng thoải mái hơn nhiều. Đường vắng, xăng rẻ, data khỏe nên thu nhập có tốt hơn so với ngày thường, âu cũng là an ủi cho anh em chúng tôi khi phải lăn lộn kiếm sống trong dịp này", anh Ninh cho biết.

Hà Nội đã có những ngày ra đường chỉ gặp… shipper! - Ảnh 2.

Nhận hàng online mùa dịch - ảnh do cộng đồng mạng chia sẻ

Cũng theo lời anh Ninh, đi làm mùa dịch cũng "vui" lắm, người nhận hàng hay gửi hàng đều "chế" ra nhiều cách thức để tránh dịch. Khi thì khách thiết kế những thùng nhận hàng rồi dùng dây thả xuống cùng với tiền, shipper để đồ vào đó rồi kéo lên. Khi thì khách yêu cầu mình ném hàng qua cổng rào, họ ném tiền ra nhằm hạn chế tiếp xúc tối đa. Ban đầu tôi cũng có hơi buồn vì nghĩ mình bị kỳ thị, nhưng nhiều vị khách tâm lý, họ an ủi và nói vui nên tôi cũng hiểu rằng cần đảm bảo an toàn cho mọi người," anh Ninh bộc bạch.

Một ngày tất bật của những shipper như anh Thành, anh Ninh kết thúc khi đã hết đơn hoặc khi đã thấm mệt. Về lại căn phòng trọ đơn sơ thuê với giá rẻ, họ lại tranh thủ liên lạc với cho gia đình hoặc đơn giản là giải trí bằng cách nghe nhạc, xem phim… rồi lại tiếp tục những ngày rong ruổi mưu sinh.

Viettel tặng 50% dung lượng data 3G/4G cho tất cả thuê bao di động trả trước và trả sau để phục vụ nhu cầu làm việc, học tập, và giải trí online trong mùa dịch.

Chính sách trên được áp dụng cho các gói của Viettel như ST15K chỉ 15.000 đồng nay có 4,5 GB data dùng trong 3 ngày, hay gói tháng ST120K với 120.000 đồng có tới 135 GB dùng cả tháng. Tất cả 35 gói cước của Viettel đều đã được cập nhật lượng data 3G/4G mới, và giữ nguyên giá cũ.

Theo Trí Thức Trẻ

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/ha-noi-da-co-nhung-ngay-ra-duong-chi-gap-shipper-2020042212372226.chn)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY