Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hà Nội ghi nhận hơn 200 ca mắc sởi trong sáu tháng đầu năm

(MangYTe) Sở Y tế Hà Nội cho biết bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn thành phố. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận hơn 200 ca mắc sởi trong khi cả năm 2017 mới ghi nhận hơn 60 ca.

Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành, các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thành phố tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Đồng thời, khuyến cáo bệnh nhân và người nhà bệnh nhân sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh phù hợp; tăng cường vệ sinh tay, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh phòng, khu vực khám bệnh, cấp cứu hồi sức tích cực và các khu vực khác trong bệnh viện.

Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện phân loại bệnh nhân ngay tại khu vực phòng khám và có biển chỉ dẫn tại cổng bệnh viện; bố trí khu điều trị cách ly theo quy định và tổ chức điều trị tốt cho bệnh nhân, bảo đảm chuyển tuyến an toàn, tránh lây nhiễm; khuyến cáo người bệnh, người nhà bệnh nhân sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh phù hợp...

Bên cạnh đó, Sở tiến hành rà soát điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, Thu*c, hóa chất, vật tư y tế để bảo đảm công tác điều trị bệnh sởi.

Các bệnh viện tăng cường công tác khám và điều trị cho các bệnh nhân mắc sởi; tổ chức tập huấn các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi do Bộ Y tế ban hành cho nhân viên có tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh sởi, đặc biệt là khu vực phòng khám, khu cấp cứu, điều trị bệnh nhân sởi./.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/ha-noi-ghi-nhan-hon-200-ca-mac-soi-trong-sau-thang-dau-nam-post20573.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY