Khoa học hôm nay

Hai nhà khoa học Việt nhận giải thưởng Noam Chomsky 2020

(MangYTe) - PGS Trần Xuân Bách và PGS Trần Thị Lý là hai nhà khoa học đầu tiên của Việt Nam nhận giải thưởng Noam Chomsky - Ngôi sao Tỏa sáng về Thành tựu trong nghiên cứu 2020.

Giải thưởng noam chomsky được hiệp hội các nhà nghiên cứu hàn lâm liên quốc gia trao cho các nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế, sách... đóng góp lớn trên toàn thế giới.

Giải thưởng noam chomsky năm 2020 trao một huân chương sao bắc đẩu cho thành tựu trọn đời, 2 giải thưởng ngôi sao tỏa sáng về thành tựu trong nghiên cứu và 2 chứng nhận học giả ngôi sao mới nổi.

Pgs.ts trần xuân bách, đại học y hà nội và pgs.ts trần thị lý, đại học deakin, úc vinh dự được trao giải thưởng noam chomsky - ngôi sao tỏa sáng về thành tựu trong nghiên cứu 2020.

PGS Trần Xuân Bách (trái) và PGS Trần Thị Lý (phải).

Pgs.ts trần xuân bách, sinh năm 1984. ông từng tốt nghiệp tiến sĩ xuất sắc tại đại học alberta, canada vào năm 2011. với thành tích đạt được, ông được đại học alberta trao giải thưởng khởi đầu sự nghiệp năm 2017.

Năm 2018, pgs.ts trần xuân bách được bầu vào hội đồng điều hành viện hàn lâm khoa học trẻ toàn cầu, thuộc viện hàn lâm quốc gia đức (leopoldina).

Năm 2019, pgs.ts trần xuân bách được đại học johns hopkins bổ nhiệm chức danh giáo sư (kiêm nhiệm). anh là một trong những giáo sư trẻ tuổi nhất của trường đại học danh tiếng này. đồng thời, ông cũng được tạp chí plos biology xếp hạng trong 100.000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới được xếp vào nhóm được trích dẫn nhiều nhất (danh sách này được công bố tháng 9/2019)

Ông còn là một trong những pgs trẻ tuổi nhất tại việt nam và giành được nhiều giải thưởng nghiên cứu trong nước và quốc tế tại trung tâm nghiên cứu quốc tế về nghiên cứu aids của đại học johns hopkins, gương mặt trẻ việt nam tiêu biểu năm 2016.

Pgs.ts trần thị lý (sn 1975), quê ở quảng trị, đang công tác tại khoa nghệ thuật và giáo dục, đại học deakin, úc. bà là nhà khoa học có tiếng với nhiều đóng góp lớn trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật và giảng dạy.

Năm 2019, bà từng được tạp chí Forbes Việt Nam công bố là một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam. Bà từng là giảng viên Đại học Huế, Việt Nam trước khi đến Úc.

Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, pgs.ts trần thị lý giành được hơn 30 giải thưởng và học bổng nghiên cứu từ các hiệp hội quốc tế, quốc gia cho thành tích xuất sắc về nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập. bà là nhà khoa học duy nhất của úc trong lĩnh vực giáo dục từng được trao giải thưởng uy tín nhà khoa học tiềm năng của ban hỗ trợ nghiên cứu khoa học úc.

Việc nhận giải thưởng ngôi sao tỏa sáng về thành tựu trong nghiên cứu vừa là một sự ghi nhận quốc tế về những đóng góp của pgs trần xuân bách và pgs trần thị lý trong nghiên cứu và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, vừa là một bước tiến để anh tiếp tục thực hiện “sứ mệnh đi tiên phong” trong lan toả tinh thần kết nối, hợp tác để cùng nhau phát triển của mình cho trí thức trẻ trong nước lẫn trên toàn thế giới.

Hà Cường

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/hai-nha-khoa-hoc-viet-nhan-giai-thuong-noam-chomsky-2020-ar584265.html)

Tin cùng nội dung

  • Nước ngọt có gas là loại nước giải khát được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều, thường xuyên và trong một thời gian dài thì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển và sức khỏe.
  • Sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, nhất là đối với những người hay bị đau bụng đi ngoài hoặc có vấn đề về đường ruột.
  • Cải xoong là một trong những loại rau xanh lâu đời nhất mà con người sửdụng, và nó có rất nhiều lợi ích, công dụng.
  • Nhiều người thường cho rằng các món ăn từ đậu nành sẽ khiến quý ông giảm ham muốn, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Vậy thông tin này có chính xác?
  • Mới đây, một nhà khoa học người Mỹ Dan Buettner đã nghiên cứu và chỉ ra 12 thói quen ăn uống giúp bạn sống lâu hơn.
  • Cấu tạo cơ thể con người với hơn 70% là nước, nên các tế bào cũng chịu một lực hút của mặt trăng trong những ngày này nhiều hơn, thậm chí nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động của hệ thống tuần hoàn bị thay đổi.
  • Không phải tất cả các trẻ đều bị ảnh hưởng tiêu cực khi sử dụng những thực phẩm này nhưng bố mẹ cần chú ý điều chỉnh số lượng hợp lý, nhất là với trẻ nhạy cảm.
  • Mỗi ngày được ăn bao nhiêu thịt? Đó là câu hỏi rất nhiều bà nội trợ đặt ra để chăm sóc dinh dưỡng cho gia đình, sao cho khẩu phần ăn gây ít hệ lụy nhất cho sức khỏe.
  • Nếu bạn đang giữ thói quen nấu củ cải trắng cùng cà rốt hay ăn chung thịt bò và tôm thì hãy bỏ ngay đi nhé, chúng không tốt chút nào đâu.
  • Có lẽ đây là tình trạng xảy ra với rất nhiều người và cũng vô vàn lời thắc mắc tại sao. Liệu tình trạng này là bình thường hay bất thường, liệu có phải bạn đang mắc một căn bệnh hay một rối loạn nào đó? Hãy đọc những luận điểm sau đây và tự tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY