Là một trong những trung tâm vận chuyển hải quân lớn nhất thế giới, mọi thứ luôn khá bận rộn tại các bến cảng ở tokyo. tuy nhiên, vào thứ năm tuần trước (18/6), mọi thứ thêm phần hỗn loạn khi các công nhân tại bến harumi đã phát hiện ra hơn 200 con kiến lửa độc.
Nếu bạn chưa biết thì đây là giống kiến lửa với nọc độc cực mạnh, có nguồn gốc từ nam mỹ. một vết cắn hoặc chích từ loài kiến lửa hiếm này có thể gây ra tình trạng khó thở cấp tính, thậm chí đe dọa đến tính mạng của nạn nhân.
Những con kiến lửa được tìm thấy trong bãi container của cầu cảng. các đặc vụ từ bộ môi trường nhật bản đã ngay lập tức được điều tới để tìm kiếm và tiêu diệt chúng. tuy nhiên, không có hang ổ hay bất kỳ con kiến chúa nào được tìm thấy. điều này có nghĩa là việc quét sạch những con côn trùng này chỉ là một giải pháp tạm thời.
Tháng 9 và tháng 10 năm ngoái, một vụ việc tương tự đã diễn ra tại khu vực cảng, liên quan tới việc tiêu diệt hơn 50 con kiến lửa chúa. và những con kiến được phát hiện tuần trước chỉ cách nơi sinh sống của nhóm kiến năm ngoái khoảng 1 km. điều đó cho thấy đây có thể là những con kiến tàn dư, đã trốn thoát khỏi cuộc thanh trừng năm ngoái, hoặc là một cụm kiến mới hoàn toàn.
Ngoài ra, việc phát hiện nhóm kiến lửa mới ở cảng tokyo diễn ra chỉ một tuần sau khi các công nhân tại cảng yokohama, cách tokyo khoảng 30 phút lái xe về phía nam, cũng đã tìm thấy hơn 300 con kiến lửa vào ngày 11/6.
Các chuyên viên của bộ môi trường nhật bản đang đặt mồi độc, với hy vọng rằng bất kỳ con kiến nào còn sót lại sẽ đưa chất độc này về tổ và vô tình để lây lan, giúp quét sạch tất cả bọn chúng. các cảnh báo cũng đã được đưa ra, kiến nghị mọi người nên tránh tiếp xúc vật lý với những con kiến mà mình thấy nghi ngờ và báo cáo ngay lại cho cơ quan chức năng.
Kiến lửa không phải là loài dịch hại duy nhất mà chính quyền nhật bản đang phải chiến đấu. họ còn phải đối phó với kiến đỏ, một loài xâm lấn khác, đã được phát hiện với hơn 1.000 cá thể vào tháng 9 năm ngoái.
Về cơ bản, các loại kiến nguy hại đến nhật bản chủ yếu có nguồn gốc từ nam, trung và bắc mỹ. hành trình vượt biển ban đầu sẽ đưa chúng tới trung quốc. tại đây, chúng được thả lên bờ cùng với các container vận chuyển. ở đó, chúng sẽ nhân giống lên với số lượng lớn và một số sẽ di chuyển sang các con tàu chở hàng đến nhật bản và các nước đông nam á.
Kiến lửa độc dài khoảng 2 mm đến 6 mm và có màu nâu đỏ. nếu bị chích, cơ thể người có thể phát ra các phản ứng dị ứng mạnh và có thể ch*t người. kiến đỏ thì có kích thước từ 3 mm đến 5 mm, có nọc độc ít hơn kiến lửa. nạn nhân bị đốt sẽ ngứa dữ dội quanh vết chích. kiến lửa có thể sống sót qua mùa đông lạnh giá và sẽ phát triển mạnh khi thời tiết ấm trở lại.
Tại nhật bản, chính quyền nước này đang đẩy mạnh nỗ lực diệt trừ các loài kiến nhập cư nguy hại. bộ môi trường kiểm tra kiến lửa hai lần một năm tại 65 cảng biển trên cả nước, với các cuộc điều tra tiếp theo sẽ được thực hiện trong một thời gian nhất định nếu phát hiện ra côn trùng. ngoài ra, các quan chức địa phương cũng cung cấp nhà trẻ và trường học các hướng dẫn về việc làm thế nào để nhận biết kiến lửa.