Trúng số thành đại gia nhưng lại trở về với “cái máng lợn” là thảm cảnh của nhiều người sau khi có cục tiền rơi trúng mà không phải mất công sức kiếm về.
trúng số">
trúng số tiền tỷ, thợ sửa đồng hồ ch*t thê thảm vì T*i n*n giao thông
Ông Nguyễn Lộc (sinh năm 1956, từng sống ở khu phố 1, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) vốn là thợ sửa đồng hồ trên vỉa hè một con đường ở thị xã Thủ Dầu Một. Rời quê lên thành phố làm việc từ những năm 1980, ông hằng ngày vẫn cặm cụi sửa đồng hồ để kiếm từng đồng bạc lẻ nuôi thân.
Thời gian sau, ông yêu rồi về chung sống như vợ chồng với một người con gái có nhà gần đó. Tuy không có đám cưới rình rang, nhưng họ cũng có hai mặt con để lấy đó làm động lực duy trì hạnh phúc.
Một buổi chiều của năm 2000, sau một ngày lao động vất vả, ông thấy có một cụ bà đi ngang qua chỗ mình làm, tay run run với lốc vé số ế. Thấy vậy, ông thương tình rồi kêu ngược lại, móc sạch những đồng bạc lẻ trong túi, ông mua 6 vé có hàng số cuối cùng là 56, trùng với năm sinh của ông. Cuối ngày, ông lục đục đẩy chiếc xe về lại gốc me gần nhà vợ để nghỉ ngơi. Chiếc xe vừa yên vị, bất ngờ ông nghe tiếng ai đó gọi mình thật to phía ngoài đường. Nghe tiếng ai lạ lạ, ông chạy ra thì cụ bà bán vé số lúc chiều đang đứng trước mặt, giọng run run: “Chú ơi, chú trúng độc đắc rồi!”. Toàn bộ sự việc diễn ra trong chốc lát, ông cũng kịp trấn tĩnh khi vận mạng bất ngờ thay đổi.
Có trong tay số tiền quá lớn, ông thay đổi hẳn. Từ một người chồng hiền lành, thương yêu vợ con hết mực ngày nào, ông đã trở thành một tay chơi nổi tiếng đất Thủ. Ăn chơi là thế, nhưng chuyện vợ con gia đình thì ông bỏ ngoài tai. Ông có một người con gái bị tật nguyền nhưng lại không mang đi chữa trị dù rằng tiền lúc đó không thiếu.
Những cuộc chơi, những trò ngông của kẻ có tiền đã cuốn mất đi số tiền kếch xù đó chỉ trong 3 năm. Quay lại cuộc sống nghèo hèn của anh thợ sửa đồng hồ, đối mặt với cơm áo gạo tiền hằng ngày, cầm trên tay những đồng bạc lẻ…, ông như một người điên dại.
Vợ ông cám cảnh ông chồng sáng xỉn chiều say đã đưa 2 con về Đồng Xoài sinh sống. Bạn bè ông có trong thời giàu có cũng đã ra đi khi biết ông không còn tiền bạc, những khoản nợ nhỏ ngày nào, họ tìm đến ông để đòi thanh toán. Trong một lần tranh cãi với một người bạn, ông nổi cơn điên nên lấy dao đâm người này bị thương. Sợ bị pháp luật trừng trị, ông bỏ trốn đi khắp nơi, sống chui nhủi không dám về nhà.
Bẵng đi một thời gian, người thân được báo tin ông đã bị Tu vong trong một T*i n*n giao thông ở Bình Phước. Nhận xác ông về chôn cất, không ai tin rằng quãng thời gian rượu chè trác táng đã khiến thân thể ông gầy mòn đến thế. Vợ ông sau khi chôn cất chồng, đợi đến kỳ mãn tang đã cho bỏ hết những tấm ảnh có mặt ông để các con không phải nhớ tới những ký ức đau buồn.
Đại gia”
trúng số 4 tỉ thành kiếp… phụ hồ
Con đường dẫn vào nhà Phong “
đại gia” ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang u ám như chính số phận của con người này.
Thời “oanh liệt” với Phong là cả một chặng đường dài sống trong sự vương giả. Những ký ức của gã trai lực điền là cả một trang dài trong cuộc đời. Mới chỉ cách đây 6 năm thôi, cả làng quê ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) bỗng xôn xao, bàn tán hết lời khi thấy Phong đột nhiên trúng loạt 36 tờ vé số. Câu chuyện ầm ĩ này nhanh chóng được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Và Phong, chàng trai lúc ấy mới tròn 34 tuổi nghiễm nhiên được tôn làm “đại gia” khi sở hữu 4 tỉ đồng “lộc trời”.
Trong 6 năm trước, khi có tiền, “lên đời” ở tầm cao hơn, Phong sẵn sàng bỏ cả trăm triệu đồng về thành phố Mỹ Tho sắm ngay chiếc xe SH đập hộp, về chạy lượn lờ khắp làng trên xóm dưới cho dân làng… choáng. Hàng ngày, Phong lê la hết quán cà phê này đến quán cà phê khác, cứ vểnh mặt lên ngồi trong quán, đợi mấy người đi bán vé số dạo đến mời chào là vung đống tiền ra mua cả xấp.
Chuyện ăn chơi của Phong “đại gia” ở làng quê Hòa Nghĩa ai cũng tường tận và nuối tiếc thở dài. Bởi, khi đã có tiền tỉ, Phong chẳng màng tới chuyện giữ vốn liếng làm ăn, mà suốt ngày chỉ tham gia bù khú với đám bạn nhậu và tìm vận may quanh những tờ vé số đầy may rủi. Vậy nhưng, dù có nướng cả đống tiền vào đó, các con số may mắn vẫn lẩn tránh. Chỉ trong thời gian gần hai năm, từ một “đại gia”, Phong bỗng chốc trở về với cuộc sống bần hàn.
Trong lúc nói chuyện, chúng tôi nhìn thấy ánh mắt nuối tiếc nhưng vẫn toát lên vẻ thèm khát những ngày tháng trở lại cuộc sống vương giả của Phong. Anh ngồi trầm ngâm, thỉnh thoảng pha vài câu chuyện cười: “Giờ, ngày nào tôi cũng mua vé số hết trơn, cứ có tiền là mua. Ngay như chiều nay nè, đi làm về tôi cũng mua luôn 7 tờ, có khi mai lên ẵm giải mấy tỉ cũng nên”. Để chứng minh là mình vẫn còn gặp hên, anh dẫn chứng thêm mấy bận đều trúng vé số nhưng chỉ lẻ tẻ thôi, mai mốt mới phát tài được.
Chẳng hiểu là vận may có tiếp tục mỉm cười một lần nữa với người đàn ông giờ đã qua ngưỡng tuổi 40 hay không, nhưng cuộc sống hiện tại của “đại gia” này thật ảm đạm. Hai đứa con nhỏ hết ốm lại đau, tiền Thu*c thang, bệnh viện khắp nơi, mỗi lần như thế anh lại chạy chật vật xoay tiền toát mồ hôi hột. Không còn cảnh vung tiền như thuở nào, mà thay vào đó, người dân thấy Phong liên tục “thay đời” từ chiếc xe SH xuống xe máy cà tàng. Hàng ngày, trời chưa tan sương, dân làng đã thấy Phong chạy chiếc xe cũ kỹ lên thị trấn làm thuê, làm phụ hồ kiếm tiền. Mỗi ngày anh ta kiếm được chút đỉnh, tích cóp một tháng cũng thu nhập khoảng 3 triệu đồng. Đấy là Phong tính thế, chứ thật ra, số tiền mà anh mang về nhà luôn trong tình trạng thiếu trước hụt sau. Bởi như lời anh nói, cứ sau mỗi lần đi làm về, ít nhất mình cũng phải đút túi vài tờ vé số để dò.
Ngồi khép nép nơi bậc thềm, vợ Phong còn rất trẻ, tay liên tục bận rộn với đứa con nhỏ miệng í éo khóc, chẳng bận tâm đến những lời nói của chồng. Thỉnh thoảng, khi thấy chồng nhắc đến vé số, nhắc đến tiền tỉ thì mặt chị lại xịu xuống nhìn đầy đăm chiêu.
“Đại gia vé số" này từng được liệt vào diện vương giả nhất ở Cần Giuộc (Long An) khi sở hữu một loạt ngôi nhà lớn và một trang trại trồng cây cảnh có tiếng trong vùng nhất là sau lần trúng số lớn năm 2009. Nhưng rồi, tất cả tài sản đều lần lượt đội nón ra đi, đến nỗi, người đàn ông này phải bỏ xứ để trốn nợ rồi đi chăn heo thuê cho người ta để kiếm sống qua ngày. Từ sau khi trúng giải độc đắc, cuộc sống của ông Năm “xẹo" vốn đã thoái mái từ trước lại càng thêm thoải mái, tiền bạc, công việc chẳng còn là thứ đáng bận tâm. Thói quen ăn chơi theo kiểu “đại gia" của ông Năm ngày càng khiến cho những người dân nơi miệt vườn này “mắt tròn mắt dẹt". Ở quê, dường như chẳng có gì để gọi là tiêu pha nên thỉnh thoảng người ta lại thấy ông Năm ngược lên Sài Gòn ăn chơi cho thỏa thích.
Vì ăn chơi, ông Năm phải bán nhà vì nợ nần chồng chất. Vừa bán nhà xong, ông lại bỗng dưng trúng thêm ba tờ vé số độc đắc nữa. Thêm một lần thành đại gia, nhưng cũng kể từ đây bi kịch thực sự mới tới với tỷ phú vé số này.
Chỉ sau hơn 1 năm, ông lại nướng không còn một đồng. Theo những người dân ở đây, tỷ phú Năm “xẹo" lúc đó trốn nợ với một chiếc võng rách trên tay đi sống thui thủi một mình trong túp lều rách và đang nuôi heo thuê kiếm miếng ăn qua ngày tại một xóm nhỏ tại huyện Long Khánh (tỉnh Đồng Nai).
trúng số, mất anh em
Đôi vợ chồng nghèo ngoài 60 tuổi ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An chẳng bao giờ dám mơ màng nghĩ đến một ngày mình sẽ được trúng xổ số cho đến một buổi chiều tháng 6, người chồng tên Lưu mạnh dạn mua vài tờ vé số và trúng giải đặc biệt hơn 2 tỷ đồng.
Sau bận trúng vé số tiền tỷ, cả gia đình ngồi họp lại và lên kế hoạch chia tiền rồi còn tính kế sửa sang nhà cửa, mua sắm vật dụng trong nhà. Tuy nhiên, mọi rắc rối cũng bắt đầu xuất phát từ đây. Bảy người con của ông, khi nhắc đến chuyện tiền thì “mắt cứ sáng rực như đèn pha ô tô, đứa nào cũng đòi phải được phần hơn”.
Các con từ con gái tới con trai đều ngấm ngầm theo dõi xem ba má có lén lút cho đứa này, đứa kia hơn không. Từ đó, tình cảm anh em ruột thịt cũng dần tan vỡ. Đáng trách hơn nữa, các con ông khi có tiền lại vung tay quá trán, mua sắm xe ga, đồ hiệu, vòng vàng trang sức đeo lủng lẳng khắp người thể hiện… mình giàu và chẳng còn chí thú làm ăn.
Sau khi cất được căn nhà khang trang, sắm được chiếc xe máy đàng hoàng và ít vật dụng thì số tiền còn lại cũng chẳng dư được bao nhiêu. Nhưng cứ dăm bữa nửa tháng, mấy người con lại tìm đến tỉ tê, nài nỉ xin ông tiền. Lúc ông kêu hết tiền, mấy người con lại quay sang lườm nguýt, xỉa xói. Giờ đây, cuộc sống của vợ chồng ông cũng đang rơi vào bi kịch với cảnh túng thiếu triền miên. Con cái ông khi thấy ba mẹ hết tiền cũng chẳng màng ngó thăm, mạnh ai người đó lo phận mình.
Người dân ở thị trấn Bến Lức (tỉnh Long An) đến nay vẫn còn kể câu chuyện về một anh lơ xe nghèo bỗng nhiên trúng một lúc tới 42 tờ vé số độc đắc, trở thành đại gia giàu nhất huyện, đó là anh Thạch Cảnh Tâm (Long An).
Tâm sinh ra trong một gia đình nghèo khó đông anh em. Tâm làm lơ xe khi 15 tuổi, ngược xuôi theo tuyến từ Miền Tây về Sài Gòn.
Một ngày nọ năm 1991, Tâm hứng chí mua 42 tờ vé số và không ngờ cả 42 tờ vé số ấy đều trúng giải độc đắc. Với số tiền 2,2 tỷ đồng Tâm trúng vào thời điểm ấy, nhiều người khẳng định anh là người giàu nhất huyện Tân Trụ.
Có tiền, Tâm mở một quán cà phê rộng tới 5000 m2 và chỉ tuyển nữ nhân viên chân dài. Một thời gian sau, anh ta tuyên bố thành lập công ty vận tải khi mua 10 chiếc sà lan để chở khách, 3 chiếc xe tải chở vật liệu xây dựng và 2 chiếc máy xúc. Tâm quản lý công ty của mình bằng kinh nghiệm học được từ ngày còn là anh lơ xe nên việc kinh doanh liên tục bị thua lỗ. Ngoài ra, Tâm còn sinh thói trăng hoa, bỏ mặc vợ con.
Số tiền không phải đổ mồ hôi mà có tiêu tan trong phút chốc. Không những trắng tay, Tâm còn ôm thêm khoản nợ 17 tỷ đồng. Những người tình bên cạnh cũng bỏ đi. Đến lúc mạt vận, Tâm lại tìm về với người vợ và đứa con thơ dại. Vì nợ nần chồng chất không có khả năng trả, sợ bị đòi, bị giết, vợ chồng Tâm đã phải gửi con về cho ông bà nội nuôi rồi bỏ nhà trốn biệt tích.
Chiều 28 Tết Canh Dần (2010), ông Hết, ở đường Lạc Long Quân, phường 5, thuộc diện xóa đói giảm nghèo được một nhà hảo tâm tặng cho chút tiền lì xì. Dùng số tiền này, ông mua 6 tờ vé số. Chiều hôm ấy, trong số 6 tờ vé số ông mua thì có 5 tờ trúng giải đặc biệt, 1 tờ trúng giải an ủi, tổng cộng 7,6 tỷ đồng. Nghe tin ông Hết trúng số, bà con lối xóm kéo đến chúc mừng. Có lẽ do trí tuệ không còn minh mẫn nên gặp ai ông cũng móc tiền ra cho, chưa kể ông còn làm từ thiện và đền ơn những người đã từng giúp đỡ ông. Chỉ một ngày sau khi trúng số, gần 1 tỷ đồng đã bay hết.
Số tiền còn lại, chính quyền địa phương hướng dẫn ông làm thủ tục, gửi ngân hàng, mỗi tháng lĩnh lãi để ổn định cuộc sống. Ai dè đến cận Tết Tân Mão (2011), bà con trong xóm té ngửa khi biết "tỷ phú" Hết chỉ còn vài trăm triệu đồng mà nguyên do là từ ngày trúng số, bỗng có nhiều người tự xưng là "cháu" tấp nập đến thăm ông mặc dù ông Hết không con cái. Hàng xóm kể, có người lúc gặp ông đã ôm lấy ông khóc nức nở, miệng gọi "ông", gọi "bác" xưng "cháu" nghe ngọt sớt. Hầu hết những người đến thăm ông đều được ông cho tiền, ít thì vài triệu, nhiều thì cả trăm.
Trước đó, tháng 7/2010, vợ ông Hết qua đời, một số người "cháu" của ông đứng ra lo đám tang, chi phí ước tính khoảng 500 triệu nhưng thực tế số tiền này vẫn là tiền của ông Hết. Một cán bộ ở phường 5 cho biết, số tiền còn lại trong ngân hàng của ông Hết là 850 triệu đồng. Và vì chuyện cho ai, tặng ai là quyền tự do cá nhân của ông nên chính quyền không thể can thiệp. Hiện tại, ông Hết được một người thân ở Gò Vấp đưa về nuôi. Hàng xóm cho biết đôi lần ông Hết về thăm xóm cũ và lần nào cũng vậy, ông vẫn giữ thói quen mua vé số với lời khẳng định "từ đây tới ch*t, tui sẽ còn trúng độc đắc một lần nữa!".
Theo Gia đình&Xã hội