Mắt hôm nay

Hiểm họa mù lòa do mắt hột

Mắt hột có thể dẫn tới cụp mi, lông quặm, lông xiêu, loét, sẹo đục giác mạc và mù lòa.
Mắt hột là viêm nhiễm mạn tính kết giác mạc do Chlamydia trachomatis gây ra, nhưng bội nhiễm các vi khuẩn khác cũng làm cho bệnh nặng thêm. Tổn thương đặc hiệu là những hột kèm tình trạng thẩm lậu lan toả dày đặc và quá sản gai nhú trên kết mạc, đồng thời xuất hiện màng máu trên giác mạc.



Hột giác mạc, làm sao biết?

Khi bị bệnh mắt hột bệnh nhân sẽ thấy ngứa, cộm, có nhiều dử mắt, song các triệu chứng này không đặc hiệu. Mi mắt nề nhẹ, khe mi hẹp, mắt lim dim như buồn ngủ. Kết mạc sung huyết ở lớp nông, tạo màu đỏ hồng đều trên diện rộng ở vị trí đặc hiệu là kết mạc sụn mi trên và ở khắp kết mạc. Hột là sự tập hợp các tế bào lympho thành nang, ở giữa sáng gồm các tế bào lympho non, xung quanh là các tế bào lympho đã biệt hoá có màu sẫm. Hột làm cho kết mạc trở nên sần sùi. Kích thước hột từ 0,5-1mm, có thể đứng riêng rẽ giữa những chỗ phân nhánh mạch máu trông giống như tổ chim gác trên cành cây. Cũng có khi hột nằm tập trung áp sát vào nhau hoặc chồng đống lên nhau nên gọi là hột đúc nhập. Hột non có màu trong, hột già có màu trắng đục trông như hột rôm sảy và rất dễ vỡ. Hột là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với vi khuẩn Chlamydia.

Vị trí đặc hiệu của hột là ở kết mạc sụn mi trên và ở giác mạc, nhưng nó có thể có ở bất cứ vị trí nào trên mắt. Đây là điểm phân biệt với hột của các viêm kết mạc khác. Thẩm lậu do thâm nhiễm những tế bào viêm thoát mạch làm cho kết mạc dày lên che mờ mạch máu ở phía dưới. Nhú gai (phân biệt với hột): nhô lên trên bề mặt kết mạc. Nhú gai là khối tổ chức liên kết tăng sinh mà trung tâm là một trụ mạch đi thẳng góc với bề mặt kết mạc tạo nên hình ảnh chấm máu li ti. Nhú gai không phải là hình ảnh đặc hiệu của mắt hột mà còn có thể gặp trong nhiều bệnh viêm khác của kết mạc. Sẹo là tổ chức xơ tạo nên những vệt trắng óng ánh như xà cừ, có khi kết thành mạng lưới. Sau khi hột bị vỡ đi, quá trình xơ hoá tạo thành sẹo. Sẹo gây co rúm kết mạc gây cạn túi cùng kết mạc, cụp mi và quặm, tắc đường dẫn lệ. Chỉ có hột do Chlamydia trachomatis mới tạo thành sẹo.

Hột và lõm hột trên giác mạc: hột có màu hơi xam xám, hình bầu dục, nằm dọc theo vùng rìa phía cực trên giác mạc. Lõm hột là di chứng của hột, thấy rất rõ vì xung quanh là nền trắng, ở giữa trong. Màng máu mắt hột (pannus) đi từ vùng rìa phía 12h hướng về phía trung tâm giác mạc. Giới hạn dưới của nó là một vòng cung mà đỉnh của vòng cung này hướng về phía 6h. Thành phần của pannus gồm: tân mạch, thẩm lậu giác mạc, hột. Các yếu tố này tạo thành một lớp màng dày che mờ mống mắt ở phía sau. Cùng với kết mạc sụn mi trên, hột giác mạc cũng là vị trí đặc hiệu trong bệnh mắt hột.

Biến chứng do mắt hột

Bệnh mắt hột nếu không được điều trị, diễn biến lâu ngày, viêm nhiễm nhiều đợt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Viêm toét bờ mi: mắt đỏ, bờ mi đỏ, ướt và nhiều dử bám, lông mi bết dử. Điều trị lau rửa bằng dung dịch kháng sinh, tra Thu*c kháng sinh tại mắt kết hợp điều trị tác nhân mắt hột. Quặm do sẹo kết mạc co kéo uốn sụn thành lòng máng, cụp cả hàng lông mi vào trong chà lên bề mặt kết, giác mạc. Trước đây các thầy Thu*c hay dùng cách quyền mi tức là cặp gắp cho đến khi hoại tử một vạt da dọc theo bờ mi. Cách làm này cũng khắc phục được ít nhiều hiện tượng lông mi chọc vào kết, giác mạc. Nhưng do diện tích vạt da loại bỏ không chủ động được diện tích theo yêu cầu ở từng vị trí cho nên hay gây biến dạng mi. Hiện nay quặm thường được mổ theo các phương pháp Panas, Cuenod-Nataff, Snellen... bảo đảm cho hàng lông mi lên đều và bờ mi vẫn có được độ cong S*nh l*.

Lông xiêu: từng chiếc hoặc một vài lông mi cụp vào trong và chà vào giác mạc, điều trị bằng cách đốt điện hoặc nhổ lông xiêu. Khô mắt do các tuyến lệ phụ ở kết mạc bị hủy hoại, giác mạc bị mờ đục do bị khô và thiếu nguồn nuôi dưỡng. Tắc lệ đạo do sẹo co kéo chít hẹp. Sẹo co rúm kết mạc gây cạn các túi cùng, dẫn tới hạn chế vận nhãn.

Viêm kết mạc, mắt hột là viêm kết mạc mạn tính, bệnh gây giảm sức đề kháng làm cho dễ bội nhiễm vi khuẩn hoặc virut làm cho viêm kết mạc nặng thêm. Viêm kết mạc tăng tiết dử do làm cho bệnh nhân có cảm giác lèm nhèm liên tục. Viêm loét giác mạc do hột vỡ, do lông quặm, lông xiêu, do bội nhiễm. Sẹo giác mạc: sau pannus, sau loét để lại sẹo. Loạn thị do hột ở giác mạc thành sẹo gây cho giác mạc lồi lõm, loạn thị không đều, rất khó điều trị.

Chữa trị và phòng bệnh

Bệnh mắt hột điều trị chủ yếu là dùng Thu*c tiêu diệt Chlamydia, không dùng các Thu*c sát khuẩn và các phương pháp day, kẹp hột. Thu*c có tác dụng tốt là azithromycin; có thể dùng các Thu*c tetracyclin, aureomicin, oxytetraxyclin trong 3-6 tháng liên tục.

Phòng bệnh phải dùng nước sạch, không bơi, rửa ở hồ ao, giếng làng. Dùng riêng khăn mặt, luôn giặt khăn bằng xà phòng và phơi nắng. Giữ sạch mắt, không dụi  tay bẩn lên mắt. Diệt ruồi, nhặng.

AloBacsi.vn
Theo BS. Nguyễn Minh Hạnh - Sức khỏe & Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/hiem-hoa-mu-loa-do-mat-hot-n5628.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) do virut Adeno gây ra. Hiện chúng ta chưa có Thuốc diệt virut nên không điều trị tiệt căn được đau mắt đỏ.
  • Ở nước ta, thường cứ vào thời điểm từ hè cho đến cuối thu, đau mắt đỏ lại xuất hiện và lây lan thành dịch. Vậy việc dùng Thuốc để trị bệnh này như thế nào để hiệu quả và an toàn?
  • Sự kết hợp giữa tobramycin và dexamethasone để điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn nông ở mắt hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.
  • Theo Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình trạng đau mắt đỏ tại Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hòa Bình đang có chiều hướng gia tăng.
  • Em đang mang thai tháng thứ 6, hiện em bị đau mắt đỏ vì lây trong khu nhà em có nhiều người bị đau mắt đỏ.
  • Đau mắt đỏ là tên gọi của bệnh viêm kết mạc. Nguyên nhân chủ yếu gây đau mắt đỏ là do virut Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu... gây ra.
  • Các thắc mắc về đau mắt đỏ và sử dụng Thu*c V-rohto, Tobrex (Tobramicin), collydexa, Natri clorid (nước muối S*nh l*), Oflovid...
  • Ung thư võng mạc là một bệnh lý khối u ác tính nguyên phát, thường gặp nhất ở trẻ em. Phần lớn trường hợp là xảy ra ở một bên mắt.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY