Dinh dưỡng hôm nay

Hiện tượng co giật ở trẻ

Co giật không phải là bệnh mà là triệu chứng

1. Khái niệm:

 Co giật là một rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ em, tần suất 3 - 5%. Co giật không phải là một bệnh mà chỉ là triệu chứng của một bệnh lý thần kinh nào đó cần được khảo sát kỹ nhằm có kế hoạch điều trị thích hợp.

 Co giật được định nghĩa là rối loạn chức năng não kịch phát không tự ý, có thể có biểu hiện gồm giảm hay mất tri giác, hoạt động vận động bất thường, rối loạn hành vi, rối loạn cảm giác, rối loạn hệ thần kinh tự chủ.

Động kinh được định nghĩa như là co giật tái đi tái lại không liên quan đến sốt hay tổn thương não cấp.

2. Cơ chế gây co giật:

 Mặc dù cơ chế chính xác chưa được biết, nhưng người ta biết rằng có nhiều yếu tố S*nh l* góp phần vào việc gây co giật.

 Để bắt đầu co giật phải có một nhóm nơron thần kinh có khả năng phóng điện đột ngột và một hệ thống ức chế GABA. Việc lan truyền co giật phụ thuộc vào việc kích thích hệ glutamat ở các synap. Người ta biết rằng co giật có thể xuất phát từ các vùng nơron ch*t, vì từ các vùng này của não sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển nhiều synap tăng kích thích mà chính nó có thể gây ra co giật.

 Người ta cũng thấy rằng tác nhân di truyền chiếm đến 20% ca động kinh. Đó là do sự bất thường của nhiễm sắc thể gây ra.

3. Nguyên nhân gây co giật:

* Nhũ nhi:

 - Chấn thương sinh đẻ (giảm oxy mô, chấn thương nội sọ)

 - Xuất huyết não - màng não: Thường xảy ra ở những trẻ khi đẻ phải can thiệp (giác hút, forcept) hoặc chuyển dạ kéo dài hoặc do giảm prothrombin trong máu do thiếu vitamin K.

 - Nhiễm trùng (áp xe não, viêm màng não)

 - Các bất thường điện giải (giảm natri-huyết, giảm canxi-huyết, giảm magnesi-huyết)

 - Các dị dạng bẩm sinh (các nang trong não bộ, tràn dịch não)

 - Các rối loạn di truyền (sai lầm chuyển hóa bẩm sinh, thiếu hụt pyridoxine)

* Trẻ em:

 - Co giật do sốt cao

 - Co giật không rõ nguyên nhân

 - Chấn thương

 - Tình trạng thiếu ôxy não do ngạt, do viêm phổi.

 - Dị tật bẩm sinh ở não: Bệnh rối loạn nhiễm sắc thể.

 - Do rối loạn chuyển hóa: Hạ đường huyết, giảm canxi máu

 - Do tăng huyết áp đột ngột gặp trong bệnh viêm cầu thận cấp, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận.

 - Do ngộ độc Thu*c hay hóa chất.

 - Sốt cao do nhiễm trùng hay bệnh động kinh.

 - Dị dạng động tĩnh mạch

 - U não

4. Thể lâm sàng:

4.1. Sốt cao co giật:

Định nghĩa: Cơn co giật xảy ra trong bệnh cảnh có sốt mà chỉ có sốt được xem là nguyên nhân chính gây co giật.

4.1.1. Sốt cao co giật đơn giản:

 - Tuổi: Từ 6 tháng tới 5 tuổi

 - Sốt trên 38,5ºC

 - Cơn giật < 10 phút và giật kèm gồng toàn thân

 - Không yếu liệt sau cơn. Không tiền căn bệnh thần kinh. Không dấu thần kinh khu trú.

 - Không cần làm EEG, CT scan, MRI, có thể chọc dò DNT.

 - Không cần phải điều trị phòng ngừa.

4.1.2. Sốt cao co giật phức tạp:

 - Tuổi: Nhỏ hơn 1 tuổi

 - Cơn giật > 10 phút. Co giật thường khu trú. Giật nửa người. Có yếu liệt sau cơn giật. Có tiền căn bệnh thần kinh.

 - Khám LS thần kinh bất thường.

 - XN: EEG, CT Scan, MRI.

 - Điều trị: Cần phải điều trị phòng ngừa (sodium valproate).

4.2. Động kinh:

 50% trẻ em có sốt cao co giật tái phát và một số nhỏ của chúng có cơn sốt cao co giật tái phát nhiều lần, yếu tố nguy cơ để tiến triển sang động kinh bao gồm:

 - Tiền sử gia đình có người bị động kinh.

 - Sốt cao co giật trước 9 tháng tuổi.

 - Cơn co giật kéo dài hay không điển hình.

 - Chậm phát triển các bước phát triển tâm lý.

 - Có dấu hiệu thần kinh bất thường khi thămkhám.

Phân loại động kinh:

4.2.1. Co giật khu trú:

 - Khu trú đơn giản

 - Vận động

 - Cảm giác

 - Tự chủ

 - Tâm thần

 - Khu trú phức tạp

 - Khởi đầu với mất ý thức

 - Khu trú với lan tỏa thứ phát

4.2.2. Cơn co giật lan tỏa:

 - Cơn vắng ý thức

 - Điển hình

 - Không điển hình

 - Lan tỏa tăng trương lực và run giật

 - Tăng trương lực

 - Run giật

 - Myoclonic

 - Giảm trương lực

 - Co giật trẻ em

4.3. Co giật xếp loại theo độ tuổi:

4.3.1. Co giật ở trẻ sơ sinh:

 - Co giật sơ sinh biểu hiện rất đa dạng, đôi khi kín đáo dễ bỏ sót.

 - Cử động bất thường hoặc thay đổi trương lực cơ của thân và chi: Co giật toàn thân hoặc khu trú, gồng cứng kiểu mất vỏ hoặc mất não hoặc giảm trương lực cơ toàn thân.

 - Cử động bất thường ở mặt, miệng, lưỡi: mút, chu miệng, nhai…

 - Cử động bất thường ở mắt: Nhìn một chỗ, giật nhãn cầu kiểu nystamus.

 - Hệ thần kinh thực vật: Có cơn ngưng thở, thở kiểu tăng không khí, thay đổi nhịp tim, huyết áp, phản xạ đồng tử.

4.3.2. Ở trẻ đang bú và trẻ nhỏ:

 - Hội chứng West: Thường gặp ở trẻ trai khoảng 7 tháng đến 1 tuổi với 3 triệu chứng: Co thắt, rối loạn phát triển tâm lý vận động và có hình ảnh loạn nhịp cao điện thế ở điện não đồ. Các cơ co thắt, thể hiện ở việc đầu bệnh nhi cúi gập mạnh, hai tay có cử động vái chào. Cơn thường rất nhanh (1-15 giây), liên tiếp, có thể tới 30 cơn.

 - Cơn mất trương lực - vắng ý thức: Thường gặp ở trẻ trai 5-8 tuổi và quá nửa là có liên quan tới bệnh não, còn gọi là hội chứng Lennox-Gastaut. Triệu chứng: các cơn động kinh trương lực, vắng ý thức, các nhịp sóng chậm ở điện não đồ và rối loạn tâm lý. Các cơn trương lực có thể biểu hiện ở dạng kín đáo; các động tác đảo nhãn cầu và biến đổi nhịp thở thường xảy ra lúc trẻ đang ngủ. Có thể có cứng chi, động tác tự động, giật cơ mi, cơ quanh miệng đồng thời với cơn vắng: bệnh nhi gục đầu, há miệng hoặc có khi còn chảy dãi.

 Trẻ có thể chậm phát triển tâm lý vận động, rối loạn tính tình, ở trẻ lớn hơn còn có rối loạn chú ý (học kém, khó học tập, khó tiếp thu...).

4.3.3. Ở tuổi đi học (từ tiểu học tới năm đầu của trung học phổ thông):

 - Động kinh cơn vắng (cơn động kinh nhỏ) : Thường xảy ra ở trước tuổi dậy thì, ở trẻ gái (70%). Cơn khởi đầu và kết thúc đột ngột, có rối loạn ý thức, cơn nhanh chừng 4-15 giây, sau đó bệnh nhi tỉnh dậy và trở lại bình thường. Biểu hiện chung của cơn vắng là mất nhận thức và mất phản ứng, đồng thời ngưng mọi hoạt động...

 - Động kinh cục bộ: Động kinh cục bộ lành tính chiếm tỷ lệ 40-60% các loại động kinh ở trẻ em; thường có cơn đầu tiên vào khoảng 6-10 tuổi. Có thể có hiện tượng thiếu sót vận động sau cơn, song chỉ tồn tại trong vài phút; không có suy giảm trí tuệ.

 - Động kinh toàn bộ: Là cơn động kinh điển hình với các tính chất: đột quỵ (ngay lập tức, đột ngột, không chuẩn bị...), định hình (co giật theo hình thái vận động), tái phát, rối loạn ý thức, thời gian cơn... Cần chú ý tới sang chấn khi mới sinh ra, viêm nhiễm, áp-xe não, bệnh não trẻ em.

5. Cận lâm sàng:

 - Công thức máu, ký sinh trùng sốt rét.

 - Đường huyết, dextrostix, ion đồ.

 - Chọc dò tủy sống: Sinh hóa, tế bào, vi trùng, Latex, IgM. Huyết thanh chẩn đoán viêm não (HI, Mac Elisa).

 * Chỉ định chọc dò tủy sống khi có các vấn đề sau:

  + Nghi ngờ có triệu chứng lâm sàng của viêm màng não.

  + Trẻ < 1 tuổi.

  + Trẻ trên 5 tuổi có cơn giật đầu tiên.

  + Trẻ trên 6 hay 7 tuổi có tiền căn sốt cao co giật.

  + Trẻ không tỉnh sau 30 phút co giật và chưa cho Thu*c an thần.

 - EEG (nghi động kinh).

 - Echo não xuyên thóp.

 - CT scanner não nếu nghi ngờ tụ máu, u não, áp xe não mà không làm được siêu âm xuyên thóp hoặc siêu âm có lệch M-echo.

6. Điều trị:

6.1.Cách xử trí tại nhà:

 - Khi trẻ đang co giật, tuyệt đối không đặt trẻ nằm ngửa, không nên đổ bất cứ thứ gì vào miệng trẻ. Trẻ có thể bị Tu vong nếu bị ngạt đường thở, tắc đường thở, do mất phản xạ nuốt, do đàm nhớt tiết ra nhiều.

 - Để tránh bị ngạt đường thở, đặt trẻ nằm nghiêng một bên, đầu luôn luôn phẳng hoặc hơi thấp với thân người để khi có tiết đàm nhớt thì sẽ chảy thoát ra ngoài.

 - Trẻ co giật dễ bị cắn lưỡi, làm đứt lưỡi, chảy máu, vì vậy khi trẻ co giật nên kiếm một vật gì mềm (khăn, quần áo sạch…) xếp lại chặn vào giữa hai hàm răng.

 - Với trẻ co giật bị sốt cao, cho uống Thu*c hạ nhiệt hoặc Thu*c nhét hậu môn (viên 80mg cho trẻ dưới 1 tuổi, 150mg cho trẻ trên 1 tuổi). Kết hợp lau mát hai bên nách, hai bên bẹn bằng nước ấm hoặc nước thường (không dùng nước đá lau). Nếu trẻ nóng quá, lau cả người.

 - Tất cả những trẻ đang co giật, sau khi hết co giật hoặc không hết co giật phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu để bác sĩ xác định nguyên nhân gây co giật và có biện pháp điều trị thích hợp.

Những trường hợp các bà mẹ cần lưu ý:

 - Trẻ sốt cao co giật thường có khuynh hướng tái phát. Nếu trẻ sốt phải theo dõi nhiệt độ 15 phút một lần và hạ sốt cho trẻ. Khi gửi nhà trẻ phải báo cho giáo viên biết trẻ hay bị co giật khi sốt cao. Đối với những trẻ này khi sốt 38ºC, nên cho uống Thu*c hạ nhiệt, thường trẻ sốt trên 38,5 ºC mới co giật. Luôn trữ sẵn trong nhà Thu*c hạ nhiệt.

 - Lưu ý: Trong lúc bệnh nhân giật không được giữ tay chân bệnh nhân đặc biệt vùng ngọn chi nếu cần thì giữ gốc chi. (vì xung động từ não, nếu giữ ngọn chi sẽ gây gãy chi).

6.2. Nguyên tắc điều trị

 - Hỗ trợ hô hấp

 - Cắt cơn co giật

 - Điều trị nguyên nhân

6.3. Điều trị ban đầu:

Hỗ trợ hô hấp:

 - Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu ngửa.

 - Đặt cây đè lưỡi quấn gạc (nếu đang giật).

 - Hút đờm

 - Cho thở oxygen để đạt SaO2 92 -96%.

 - Đặt NKQ giúp thở nếu thất bại với oxygen hay có cơn ngừng thở.

Cắt cơn co giật:

 - Diazepam: 0,2 mg/kg/lần TMC, có thể gây ngưng thở dù tiêm mạch hay đường hậu môn vì thế luôn chuẩn bị bóng và mask giúp thở nhất là khi tiêm mạch nhanh. Trong trường hợp không tiêm mạch được có thể bơm qua đường hậu môn, liều 0,5 mg/kg/lần. Nếu không hiệu quả sau liều Diazepam đầu tiên lập lại liều thứ hai sau 10 phút, tối đa 3 liều. Liều tối đa: trẻ < 5 tuổi: 5mg; trẻ > 5 tuổi: 10mg.

 - Trẻ sơ sinh ưu tiên chọn lựa Phenobarbital 15-20 mg/kg truyền tĩnh mạch trong 30 phút. Nếu sau 30 phút còn co giật có thể lập lại liều thứ hai 10mg/kg.

6.4. Điều trị nguyên nhân:

a. Nếu co giật do sốt cao:

 - Cần phải đặt trẻ ở tư thế dễ chịu, thoải mái để cho đường hô hấp thông thoáng, tránh những tư thế bất thường.

 - Cởi hết quần áo.

 - Theo dõi nhiệt độ ở nách, trán hay ở tai (tùy thuộc vào dụng cụ đo nhiệt).

 - Đắp khăn ấm lên hai nách, hai bẹn. Khăn thứ năm lau ở trán. Thường xuyên thay đổi khăn để việc giải nhiệt được nhanh hơn

 - Hạ nhiệt bằng Thu*c như paracetamol (10-15 mg/kg/lần/ tọa dược, có thể lặp lại sau 4 giờ).

b. Hạ đường huyết:

 Trẻ lớn: Dextrose 30% 2ml/kg TM

 Trẻ sơ sinh: Dextrose 10% 2ml/kg TM

 Sau đó duy trì bằng dextrose10% TTM

c. Hạ natri máu: Natriclorua 3% 6-10 ml/kg TTM trong 1 giờ.

d. Xử trí ngoại khoa: Nếu chấn thương đầu, xuất huyết, u não…

6.5. Điều trị tiếp theo:

Nếu co giật vẫn tiếp tục hay tái phát:

 - Phenytoin 15 - 20 mg/kg TTM chậm 0,5 -1 mg/kg/phút, pha trong NaCl, nồng độ tối đa 1mg/ml. Cần monitor ECG, HA để theo dõi biến chứng loạn nhịp và tụt HA. Liều duy trì 5 - 10 mg/kg/ngày TMC ngày 3 lần.

 - Nếu không có phenytoin. Thay bằng Phenobarbital 20mg/kg TMC trong vòng 30 phút qua bơm tiêm, cần lưu ý nguy cơ ngưng cơ sẽ gia tăng khi phối hợp Diazepam và Phenobarbital. Liều duy trì 3-5 mg/kg/ngày chia 2 lần.

 - Nếu vẫn thất bại dùng diazepam truyền tĩnh mạch. Khởi đầu 0,25mg/kg TM. Sau đó 0,1mg/kg/giờ TTM qua bơm tiêm tăng dần đến khi đạt hiệu quả, liều tối đa 2-3 mg/giờ.

 - Xem xét việc dùng vitaminB6 ở trẻ nhỏ hơn 18 tháng tuổi co giật mà không sốt và không đáp ứng với các Thu*c chống co giật.

 - Khi tất cả Thu*c chống động kinh trên thất bại, Thu*c được chọn là Thiopental (Panthotal) 3-5 mg/kg TTM. Sau đó truyền duy trì TM 2-4 mg/kg/giờ qua bơm tiêm. Chỉ dùng Thiopental nếu có phương tiện giúp thở. Cần theo dõi sát nếu có dấu hiệu suy hô hấp thì đặt nội khí quản ngay.

 - Nếu vẫn thất bại, có thể phối hợp thêm Thu*c giãn cơ như Vecuronium 0,1-0,2 mg/kg/liều TMC và phải đặt NKQ giúp thở.

7. Lời khuyên cho cha mẹ bé:

 - Nên có sẵn cặp nhiệt độ ở nhà.

 - Cặp nhiệt độ phải chờ từ 3 tới 5 phút mới lấy ra.

 - Đăt nhiệt độ ở nách, phải giữ nách cho thật khô trước khi cặp

 - Khi bé sốt phải lau mát ngay với nước có sẵn, tốt nhất là nước ấm. Cho bé uống Thu*c hạ nhiệt hay đặt hậu môn.

 - Không nên dùng cồn 90º hay nước đá để lau mát.

 - Cần cho trẻ khám bác sĩ ngay khi sốt cao hay sốt mà không hạ nhiệt được.

- Cần cho trẻ nhập viện ngay nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi. Mê sảng, co giật, khóc không dỗ được.

8. Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt cao co giật các bậc cha mẹ cần:

 - Giữ bình tĩnh không nên hốt hoảng.

 - Nhanh chóng đặt đũa hay muỗng có quấn khăn hay gạc giữa hai hàm răng bé song song lau mát.

 - Không được nhỏ bất kỳ chất gì vào miệng bé vì dễ gây sặc.

 - Ghi nhận kiểu giật của bé (thời gian co giật, một bên tay chân hay toàn thân).

 - Hạ sốt bằng Thu*c cho bé.

 - Nhanh chóng đưa trẻ vào bệnh viện.

9. Tham khảo địa chỉ khám:

*** Một số địa chỉ khám bệnh nhi khoa:

* Hà Nội:

 Bệnh Viện Nhi Trung Ương Hà Nội

 Địa chỉ : 18/879, Đường La Thành , Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại : (84-4) 38 343 700 - 38 343 177

 Fax: (84-4) 37 754 448

* TP. Hồ Chí Minh:

 Bệnh viện Nhi Đồng 1:

 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.

 Điện thoại: (08).39271119 (tổng đài)

 Web: www.nhidong.org.vn

 Bệnh viện Nhi Đồng 2:

 Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

 Điện thoại: (08).38298385 (Tổng Đài) - (08).38245923 (Trực cấp cứu)

 Fax: (08).38295724

 Email: benhviennhi@benhviennhi.org.vn

 Website: benhviennhi.org.vn

 Bệnh viện nhi tại các tỉnh thành phố

 Khoa Nhi - Các bệnh viện Đa khoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c245f6576801b15b95d7f34)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY