Câu chuyện thành công hôm nay

Hiếu đạo của người xuất gia

Buổi lễ qua rồi nhưng hình ảnh bà mẹ già đứng phía ngoài nhìn vô cứ in đậm trong lòng tôi, khiến tôi cứ mãi nặng lòng.

HỎI: Vừa rồi tôi có dự một buổi lễ Vu lan tại tịnh thất được tổ chức rất trang nghiêm, có nhiều Tăng Ni và Phật tử tham dự, tôi thấy rất hoan hỷ vì được dự những buổi lễ như thế. Buổi lễ diễn ra đúng trình tự, đến phần Sư cô trụ trì và các vị đại diện Phật tử quỳ đọc lời tác bạch cúng dường - bài tác bạch nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, khiến rung động lòng hiếu thảo. Mọi người đều im lặng đắm chìm trong lời tri ân và báo ân công đức sinh thành, đâu đó có tiếng sụt sùi và những giọt nước mắt chảy dài trên những khuôn mặt, tôi cũng rất cảm động.

Vì tịnh thất không rộng lắm nên một số phải đứng bên ngoài, trong đó có tôi và mẹ của Sư cô trụ trì, bà cũng đang im lặng với nét mặt buồn buồn, ánh mắt bà nhìn vô trong chánh điện, nơi con bà đang quỳ lạy, nói lời hiếu thảo và cúng dường các vị Tăng Ni. Không biết bà ấy đang nghĩ gì nhưng tôi cảm thấy chạnh lòng. Nếu tôi là bà, ước gì mình cũng được ngồi bên trong chánh điện để được nghe con nói lời báo hiếu và tặng mình những bông hoa đẹp nhất, chí ít cũng được ngồi sau những vị Tăng Ni chứng minh hoặc có một chỗ ngồi trang trọng, chứ không phải đứng phía ngoài nhìn vô như thế ....

Thưa quý Báo! Tôi thường nghe các thầy giảng pháp, cha mẹ trong nhà chính là hai vị Phật sống mà chúng ta luôn phải kính trọng. Vậy phải chăng cha mẹ của Phật tử mới là Phật sống cần phải được trân trọng còn cha mẹ của Tăng Ni là người thường, không cần phải quan tâm nhiều, hoặc giả là đi tu rồi thì cắt ái từ thân nên không cần để ý đến cảm xúc của cha mẹ nữa? Ngoài ra xin quý Báo giải thích cho tôi được biết là trong những trường hợp như trên thì cha mẹ của các Tăng Ni chỉ được đứng ngoài xa hay có thể được tham dự với một chỗ ngồi trang trọng trong buổi lễ?

Buổi lễ qua rồi nhưng hình ảnh bà mẹ già đứng phía ngoài nhìn vô cứ in đậm trong lòng tôi, khiến tôi cứ mãi nặng lòng. Rất mong quý Báo giúp tôi giải đáp những thắc mắc này để tôi có thể hiểu hơn về những quy tắc của đạo Phật.

L.N (xin được giấu email)

Người xuất gia nguyện cắt ái từ thân, tuy không gần gũi chăm sóc cha mẹ như người tại gia nhưng vẫn luôn dõi theo và tìm cách báo hiếu thâm ân sinh dưỡng. Trong ảnh, TT.Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp và thân mẫu (năm 2016) - Ảnh: Chùa Hoằng Pháp

ĐÁP:

Bạn L.N thân mến!

Trọng tâm của lễ Vu lan là giáo dục tinh thần hiếu đạo cho Phật tử, noi gương Tôn giả Mục-kiền-liên thỉnh chư Tăng Ni mười phương cúng dường thanh tịnh nhằm hồi hướng công đức phước báo nguyện cầu âm siêu dương thái. Trong lễ này, chủ thể cúng dường là Sư cô trụ trì và toàn thể Phật tử hiện diện, đối tượng cúng dường là chư tôn đức Tăng Ni.

Cha mẹ của vị trụ trì dù có công đức sinh được người con xuất gia nhưng họ cũng là phật tử. thế nên, trong lễ cúng dường tăng ni, cha mẹ của vị trụ trì không thể ngồi sau chư tôn đức hoặc được xếp riêng ở bất cứ vị trí trang trọng nào mà phải theo đại chúng thành tâm quỳ trước tam bảo, đảnh lễ phật-pháp-tăng tác pháp cúng dường để tạo phước duyên.

Việc mẹ của Sư cô trụ trì phải đứng ngoài chánh điện mà không vào được bên trong (gần các Phật tử hàng đầu) thiết nghĩ là do khách quan (chánh điện nhỏ hẹp, đến giờ làm lễ thì tùy duyên, ai vào trước ngồi trước, ai chậm thì ngồi sau, vào trễ thì đứng bên ngoài). Bà là người hiểu đạo, quen với lễ lạt trong chùa nên tùy duyên ngồi đâu cũng được, miễn thành tâm, vì thế hôm đó nét mặt của bà có đượm buồn thiết nghĩ không liên quan gì đến vị trí của bà trong buổi lễ ấy.

Người xuất gia nguyện cắt ái từ thân, tuy không gần gũi chăm sóc cha mẹ như người tại gia nhưng vẫn luôn dõi theo và tìm cách báo hiếu thâm ân sinh dưỡng. căn bản hiếu đạo của người xuất gia là khuyến hóa cha mẹ phát tâm quy y tam bảo, thọ trì năm giới, tu tập hàng ngày, nỗ lực làm các điều phước thiện để đời này và đời sau được an vui. sư cô trụ trì và người mẹ đã làm đúng bổn phận, trách nhiệm của mình theo chánh pháp. do đó, việc mẹ của sư cô trụ trì tùy duyên theo đại chúng phật tử tham dự lễ vu lan như bạn đã nói là bình thường, đúng theo pháp thức của hàng phật tử.

Chúc bạn tinh tấn!

Theo Tổ tư vấn / Giác Ngộ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/thien/hieu-dao-cua-nguoi-xuat-gia-1267856.html)
Từ khóa: xuất gia

Chủ đề liên quan:

xuất gia

Tin cùng nội dung

  • Ý nghĩa ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia vẫn còn in đậm trong tâm tư của tất cả những người con Phật. Do đó kỷ niệm ngày Phật xuất gia nhằm nhắc nhở hàng Phật tử tại gia cũng như xuất gia noi theo gương sáng của Ngài để tu hành, để tinh tấn, để tăng trưởng trí tuệ và để giải thoát.
  • Người xuất-gia thực đúng như kinh Pháp-Hoa đã dạy, là người bỏ nhà thế gian vào nhà của Phật, cởi áo thế gian mặc áo của Phật, bỏ chỗ thế gian ngồi chỗ của Phật. Ngồi chỗ của Phật là xác nhận các pháp đều không nên không thấy có gì quan trọng hết và không một việc gì không làm được. Mặc áo của Phật là vận dụng đức tánh nhẫn nhục nên chông gai không sờn mà thế sự không chuyển nổi.
  • Phật là cha, Pháp là mẹ. Thuận lời Phật, làm theo Pháp, ấy là hành động đúng với cha mẹ. Người Xuất-gia từ bỏ tất cả, thoát ly gia đình, lấy Phật làm cha, lấy Pháp làm mẹ, thì phải có sự sinh hoạt đúng với cha mẹ ấy. Cho nên vấn đề hành trì được coi là phần chánh, là kết quả phải có của sự lý giải và nguyên nhân cần thiết của sự chứng ngộ mà Người Xuất-gia, đúng với danh nghĩa của mình, không thể không có.
  • Xuất-gia nghĩa là bỏ tất cả: Bỏ gia đình, bỏ hình đẹp, bỏ bà con, bỏ thân mạng, bỏ cả tự lợi. Đó là năm tư cách của người Xuất-gia. Mà bỏ tức giải thoát, nên bỏ năm điều trên thì đạt đến sự Giải-thoát chỉ vì chánh-pháp và vì muôn loài.
  • Đạo Phật rất cần những người tu trẻ, có tài đức để làm mới đạo Phật. Ngược lại, những người có hoàn cảnh éo le trong đời, thất bại trong sự nghiệp hoặc tình duyên đi tu, theo Phật họ là những người ẩn dương nương Phật.
  • Trước khi xuất gia, ta cần có quyết tâm, thấu rõ động cơ tốt, hiểu được bản thân, xác định lý tưởng. Không nên lấy thiện cảm hay tình cảm với một vị thầy nào để làm mục đích xuất gia, vì như thế sẽ không có giá trị.
  • Yêu cầu trụ trì các Tự viện thực hiện đầy đủ các quy định tại điều 28 chương VI Nội quy Ban Tăng sự Trung ương; khoản B phần 1 Thông tư 005/TT. HĐTS ngày 15/01/2016 đối với việc cho phép xuất gia, nhận người vào tập tu tại Tự viện.
  • Khi bước chân vào đạo, quy y Tam bảo, người đệ tử Phật đã phát lời thệ nguyện: “Con nay quy y Phật-Pháp-Tăng, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y trời, thần, quỷ, vật; không quy y ngoại đạo, tà giáo; không quy y thầy tà, bạn xấu”. Làm trái, nghĩa là bội nghịch với Tam bảo.
  • Dù vẫn hết lòng tuân theo tín ngưỡng của mình nhưng sư thầy Tuân vẫn không dứt bỏ hồng trần bằng việc nhận nuôi 11 đứa trẻ bất hạnh bị bỏ rơi.
  • Người tu Thiền xả là luôn luôn để cho tâm thanh tịnh, khi làm việc chỉ biết làm việc, hoàn toàn làm chủ mình, không để tạp niệm xen lẫn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY