Tâm linh hôm nay

Năm pháp hủy nhục tư cách người xuất gia

Người xuất gia mang trên mình pháp tướng đầu tròn, áo vuông, nguyện hủy hình để khác biệt với thế thường, sống đời thoát tục. Chưa nói đến tâm giải thoát hay tuệ giải thoát vốn ẩn tàng, sâu kín bên trong, hãy xem các hình thức bên ngoài như uy nghi và ứng xử trong đời sống hàng ngày thì phần nào cũng biết được công phu của hàng xuất sĩ.

Thực hành uy nghi đúng như pháp có vai trò rất quan trọng với người xuất gia. Nhiều khi, người xuất gia chỉ cần thể hiện uy nghi thật vững chãi thì đó cũng là những pháp thoại vô ngôn tuyệt vời. Và cũng lắm khi, sự chểnh mảng hay sơ thất về uy nghi sẽ khiến cho người xuất gia tự đánh mất mình, người tại gia mất lòng tin, thậm chí khiến cho người đời chê cười.

Khi người xuất gia có sơ thất về uy nghi và ứng xử, Thế Tôn gọi đó là pháp hủy nhục; tự mình hủy hoại thanh danh và hạ thấp phẩm giá của mình. Có năm pháp hủy nhục dễ dàng hiện hữu trong đời sống xuất gia, đó là “tóc dài, móng tay dài, y phục bẩn thỉu, chẳng biết thời nghi, nói năng nhiều”.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Sa-môn xuất gia có năm pháp hủy nhục. Thế nào là năm? Đầu tóc dài, móng tay dài, y phụcbẩn thỉu, chẳng biết thời nghi, nói năng nhiều.

Vì sao thế? Tỳ-kheo có nhiều luận thuyết lại có năm việc. Thế nào là năm? Người chẳng tin lời, chẳng nhận lời dạy, người chẳng ưa gặp, nói láo, cãi lộn kia đây.

Đó là người nói năng nhiều có năm việc này. Tỳ-kheo nên từ bỏ năm điều này. Chớ có tưởng tà. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 34, Đẳng kiến, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.328) 

Mới hay, có những thứ thuộc về hình thức rất bình thường, với một số người thực chẳng đáng để bận tâm, ấy vậy mà Thế Tôn lại quan tâm, khẳng định đó là pháp hủy nhục Sa-môn. Như người xuất gia mà đầu tóc dài. Nói là dài nhưng kỳ thực vẫn ngắn nhưng vì hàng nửa tháng không cạo, khiến đầu không “tròn” nên kém khuyết hảo tướng xuất gia, giống với thế tục hơn.

Rồi người xuất gia mà để móng tay dài, ăn mặc thì bẩn thỉu, rách rưới như các đạo sĩ lang thang khổ hạnh, những hình thức này không phù hợp với phép “hủy hình” của Sa-môn. Thực tế thì Thế Tôn luôn khuyến tấn hàng đệ tử sống thiểu dục, tri túc chứ không khuyến khích khổ hạnh hay chạy theo các hình thái dị thường, vì đó chính là pháp hủy nhục.

Bài liên quan

Muốn xuất gia thì cần những điều kiện gì?

Lại nữa, người xuất gia mà không biết thời nghi, ra vào đến đi hay làm các việc một cách tùy tiện, không hợp thời, chẳng phải lúc cũng là tự hủy nhục. Nếu không tu tập chánh ngữ thì càng nguy hơn. Nói nhiều mà không chánh ngữ, thiếu ái ngữ thì thà không nói hoặc kiệm lời, ít nói. Vì sao? Nói nhiều thì lỗi nhiều. Khi chưa đạt đến biện tài thì sự nói nhiều rất dễ rơi vào các lỗi “người chẳng tin lời, chẳng nhận lời dạy, người chẳng ưa gặp, nói láo, cãi lộn kia đây”.

Ai cũng biết tướng tự tâm sinh. Cho nên luôn tự điều chỉnh, rèn luyện về uy nghi, ứng xử, nói năng cho chuẩn mực là pháp hành quan trọng của người xuất gia. Chỉ trừ một vài trường hợpđặc biệt, các bậc Thánh hiển bày phương tiện phá tướng để tùy duyên giáo hóa, còn lại tất cả chúng ta đều cần nương vào tướng để sửa tâm. Tướng hư thì tâm hoại, nên Thế Tôn thường căn dặn “Tỳ-kheo nên từ bỏ năm điều này. Chớ có tưởng tà”

Quảng Tánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/nam-phap-huy-nhuc-tu-cach-nguoi-xuat-gia-d36060.html)

Tin cùng nội dung

  • Phật là cha, Pháp là mẹ. Thuận lời Phật, làm theo Pháp, ấy là hành động đúng với cha mẹ. Người Xuất-gia từ bỏ tất cả, thoát ly gia đình, lấy Phật làm cha, lấy Pháp làm mẹ, thì phải có sự sinh hoạt đúng với cha mẹ ấy. Cho nên vấn đề hành trì được coi là phần chánh, là kết quả phải có của sự lý giải và nguyên nhân cần thiết của sự chứng ngộ mà Người Xuất-gia, đúng với danh nghĩa của mình, không thể không có.
  • Xuất-gia nghĩa là bỏ tất cả: Bỏ gia đình, bỏ hình đẹp, bỏ bà con, bỏ thân mạng, bỏ cả tự lợi. Đó là năm tư cách của người Xuất-gia. Mà bỏ tức giải thoát, nên bỏ năm điều trên thì đạt đến sự Giải-thoát chỉ vì chánh-pháp và vì muôn loài.
  • Đạo Phật rất cần những người tu trẻ, có tài đức để làm mới đạo Phật. Ngược lại, những người có hoàn cảnh éo le trong đời, thất bại trong sự nghiệp hoặc tình duyên đi tu, theo Phật họ là những người ẩn dương nương Phật.
  • Trước khi xuất gia, ta cần có quyết tâm, thấu rõ động cơ tốt, hiểu được bản thân, xác định lý tưởng. Không nên lấy thiện cảm hay tình cảm với một vị thầy nào để làm mục đích xuất gia, vì như thế sẽ không có giá trị.
  • Yêu cầu trụ trì các Tự viện thực hiện đầy đủ các quy định tại điều 28 chương VI Nội quy Ban Tăng sự Trung ương; khoản B phần 1 Thông tư 005/TT. HĐTS ngày 15/01/2016 đối với việc cho phép xuất gia, nhận người vào tập tu tại Tự viện.
  • Khi bước chân vào đạo, quy y Tam bảo, người đệ tử Phật đã phát lời thệ nguyện: “Con nay quy y Phật-Pháp-Tăng, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y trời, thần, quỷ, vật; không quy y ngoại đạo, tà giáo; không quy y thầy tà, bạn xấu”. Làm trái, nghĩa là bội nghịch với Tam bảo.
  • Những bài học được đúc kết ngắn gọn từ những lời răn dạy dễ hiểu và sâu sắc của Đức Phật hẳn sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống đầy biến động và thử thách này.
  • Dù vẫn hết lòng tuân theo tín ngưỡng của mình nhưng sư thầy Tuân vẫn không dứt bỏ hồng trần bằng việc nhận nuôi 11 đứa trẻ bất hạnh bị bỏ rơi.
  • Người tu Thiền xả là luôn luôn để cho tâm thanh tịnh, khi làm việc chỉ biết làm việc, hoàn toàn làm chủ mình, không để tạp niệm xen lẫn.
  • Buổi lễ qua rồi nhưng hình ảnh bà mẹ già đứng phía ngoài nhìn vô cứ in đậm trong lòng tôi, khiến tôi cứ mãi nặng lòng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY