khi nói đến vấn đề cải thiện sức khỏe, nhiều người thường tập trung vào các khía cạnh có thể dễ dàng định lượng và theo dõi, như lượng calo tiêu thụ hằng ngày hoặc tần suất tập thể dục. tuy khó xác định hơn, nhưng việc giảm và kiểm soát căng thẳng tinh thần (stress) cũng là phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. theo các chuyên gia, hít thở sâu là biện pháp can thiệp hiệu quả giúp cải thiện nhiều bệnh mãn tính liên quan đến stress - như bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường, trầm cảm và lo âu.
Ảnh: Cleveland Clinic
+ kiểm soát các triệu chứng trầm cảm và lo âu. stress dễ dẫn đến gián đoạn nhịp hô hấp bình thường, từ đó góp phần gây lo lắng và các bệnh tâm thần khác. thực hiện các bài tập hít thở sâu có thể giúp chúng ta cân bằng lại hệ thống hơi thở, qua đó cải thiện tâm trạng và suy nghĩ. theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí frontiers in psychology, những người tham gia theo học 20 buổi dạy thở bằng bụng (tức thở sâu) trong 2 tháng đã giảm được đáng kể nồng độ hoóc-môn gây stress cortisol, trong khi cải thiện được năng lực chú ý so với nhóm đối chứng.
+ Hạ huyết áp. Những người đang trong tâm trạng lo lâu có thể giảm huyết áp bằng cách hít thở sâu. Trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Complementary Therapy Medicine, các chuyên gia phân tích 17 nghiên cứu với sự tham gia của 1.165 người và nhận thấy rằng các bài tập hít thở chậm đã dẫn đến giảm huyết áp. Họ kết luận các bài tập hít thở có thể là phương pháp điều trị đầu tiên, hợp lý cho những người bị tiền tăng huyết áp hoặc huyết áp cao.
+ cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính (copd). hít thở sâu được phát hiện có thể giúp bệnh nhân hen suyễn ở mức độ nhẹ đến trung bình cải thiện các triệu chứng giảm thông khí, tăng chức năng phổi và chất lượng cuộc sống. ðược biết, hít thở sâu bằng cơ hoành cũng thường được đưa vào chương trình phục hồi chức năng phổi cho bệnh nhân copd, nhằm giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn và cải thiện nồng độ ôxy.
+ giảm đau đầu do căng thẳng. nhờ tác động làm dịu phản ứng giao cảm của cơ thể, hít thở sâu cũng giúp bạn thư giãn và giảm căng cơ. ðiều này hỗ trợ chữa trị chứng đau đầu do căng thẳng. nó sẽ làm giảm căng ở cổ và vai, từ đó cải thiện tình trạng đau đầu. tuy không giúp chữa dứt điểm, nhưng hít thở sâu thường xuyên hoặc ngay khi thấy đau đầu có thể hữu ích, đặc biệt là khi kết hợp với dùng thu*c.
+ cải thiện hệ thống tiêu hóa. các cử động s*nh l* khi hít thở sâu bằng cơ hoành làm giảm tình trạng căng thẳng đường tiêu hóa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày - thực quản, táo bón và tiêu chảy. một nghiên cứu đăng trên tạp chí frontiers in psychiatry cho thấy việc hướng dẫn thở bằng cơ hoành đã giúp bệnh nhân hội chứng ruột kích thích (ibs) cải thiện các triệu chứng, chất lượng cuộc sống và giảm trầm cảm.
+ giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn bốc hỏa. theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí maturitas, nồng độ cao cortisol có liên quan đến cơn bốc hỏa - một triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ hoặc tác dụng phụ của một số liệu pháp chữa ung thư. một số bằng chứng cho thấy hít thở sâu - với tốc độ từ 6 đến 8 nhịp thở mỗi phút - có thể giúp giảm bốc hỏa hiệu quả.
Ðầu tiên bạn hít vào từ từ qua mũi. Khi thở ra, hóp bụng hết cỡ về phía cột sống rồi đẩy tất cả không khí trong phổi ra. Sau khi thở ra đến lượng khí cuối cùng, hít một hơi thật sâu qua mũi để không khí tràn vào phổi, đồng thời bụng phình lên và tiếp tục thở sâu. Nhịp thở đúng là hơi thở ra đẩy hết không khí ra khỏi phổi và lâu gấp đôi khi hít vào.
Ðể kiểm tra, bạn hãy đặt một tay lên bụng và tay còn lại lên ngực khi hít vào. Thở sâu đúng cách là khi hai tay cảm nhận phần bụng phồng lên nhiều hơn phần ngực khi hít vào.
AN NHIÊN (Theo Everydayhealth.com)