Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Một loài cây mà bộ phận nào cũng có thể dùng để chữa bệnh

(PetroTimes) - Cây sen là một loài thực vật thân thảo, sống dưới nước rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người Việt chúng ta.Các bộ phận như hạt sen, tâm sen, lá sen, ngó sen… không chỉ dùng để chế biến các món ăn, mà chúng đều có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Hạt sen: Có vị ngọt tính bình và chứa nhiều chất béo, chất đạm, sắt, phospho, tinh bột, đường,…Có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa di tinh, mộng tinh, mất ngủ, suy nhược thần kinh, tiêu hóa kém. Đặc biệt, hạt sen là một trong những nguồn protein tốt giúp tăng cường sự phát triển của hệ thần kinh và não của thai nhi, đó là lý do mà phụ nữ có thai nên sử dụng để có một thai kì khỏe mạnh.
Tâm sen: có vị đắng tính hàn và không độc. Trong Đông y, tâm sen có công dụng ức chế dục tính, dùng để chữa di tinh và an thai. Giảm co bóp ruột nên làm giảm đau bụng. Ngòa ra, theo Tây y thì tâm sen có chứa: vitamin nhóm B, natri kali, giúp bảo vệ tim, tránh các cơn đau thắt ngực, kiểm soát sự tiết mồ hôi của cơ thể, điều hòa nhịp tim và huyết áp ở mức ổn định, kiểm soát cường độ homocysteine trong máu.
Củ sen: có vị ngọt, tính mát và chứa nhiều vitamin C, đường glucoza, giàu tinh bột. Có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt giải độc. Củ sen còn là món ăn giàu dinh dưỡng, tăng cường chức năng của tim, bao tử và cho giấc ngủ tốt. Củ sen ngon là những củ vừa tầm, tròn thuôn đều. Nếu muốn chọn củ có hàm lượng tinh bột cao. Thì chọn củ có mặt cắt 7 lỗ, hàm lượng nước ít, mềm, dẻo thích hợp cho món canh. Còn những củ với mặt cắt là 9 lỗ thì hàm lượng nước cao.
Lá sen: có vị đắng, tính bình, giúp hạ huyết áp, an thần, thanh thử, lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết. Theo kinh nghiệm dân gian: Đem lá sen đun lấy nước uống giúp hạ mỡ máu, mất ngủ và chữa béo phì. Ngoài ra, trong lá sen còn có chứa alkaloid và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa lipid màng tế bào gan.
Ngó sen: Theo Đông y, ngó sen có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, lọc máu. Làm sạch đường ruột, trị hôi miệng, nghẹt mũi, xuất huyết sau sinh… Thường xuyên dùng loại thực phẩm này sẽ giúp bổ máu. Bảo vệ hệ tiêu hóa hiệu quả, rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Đối với phụ nữ, ăn ngó sen sau sinh có thể giúp an thần. Giảm căng thẳng, ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh.
Hoa sen không chỉ được mệnh danh là quốc hoa của Việt Nam. Chúng còn được dùng để chế biến thành món trà hoa sen độc đáo mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như: Dược tính trong mùi hương giúp giảm căng thẳng tinh thần, giảm cholesterol, giảm mỡ trong máu...

hạt sen có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nên khi ăn nhiều có thể gặp một số vấn đề như: gây táo bón, đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, suy giảm trí nhớ và giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ. do vậy, người sử dụng không nên ăn quá 2g/ ngày, không dùng liên tục trong vòng 1 tuần. sau khi sử dụng vài ngày, tạm nghỉ để cơ thể có thời gian hấp thụ sau đó tiếp tục sử dụng tiếp.

Ngoài ra, lưu ý không sử dụng lá sen cho phụ nữ có thai và cho con bú. không sử dụng lá sen khi phụ nữ trong những ngày đèn đỏ. những người mắc chứng bệnh tim mạch và nam giới yếu sinh lý không nên sử dụng tâm sen.

Kim Anh (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/mot-loai-cay-ma-bo-phan-nao-cung-co-the-dung-de-chua-benh-660895.html)

Tin cùng nội dung

  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Tâm sen là mầm màu lục sẫm ở phần trong của quả sen, tên Thu*c trong y học cổ truyền là liên tâm. Vị đắng, không độc, tính hàn, vào kinh tâm có tác dụng an thần, thanh tâm, điều nhiệt, chữa mất ngủ, tâm phiền (hâm hấp, sốt khó chịu, bứt rứt, khát nước, thổ huyết). Liều dùng hàng ngày: 4-8g dưới dạng Thu*c sắc, hãm hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị Thu*c khác theo những công thức sau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY