Bệnh truyền nhiễm hôm nay

HIV lây nhiễm qua vật dụng cá nhân, “đừng uổng phí 1 đời”

Về lý thuyết, nếu vật dụng cá nhân có nhiễm HIV thì vẫn có khả năng lây nhiễm HIV.
HIV (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) vẫn là nỗi kinh hoàng với bất cứ ai. Hiện nay vẫn chưa có cách chữa bệnh, người nhiễm H chỉ có thể duy trì thời gian sống bằng các loại Thu*c.
Rất nhiều người từng lo lắng khi dùng chung đồ dùng cá nhân với người có H hoặc nghi nghiễm H vì sợ lây bệnh. Vậy thì thực sự HIV có lây qua đồ dùng cá nhân?

Các con đường lây nhiễm chính

Hầu hết chúng ta đã biết, HIV lây qua 3 con đường: Từ mẹ sang con, quan hệ T*nh d*c và qua đường máu.

- Từ mẹ sang con

Nếu người phụ nữ bị nhiễm HIV mà có bầu, thì sẽ tạo ra nguy cơ lây nhiễm cho bào thai. Tuy thế, không phải cứ người mẹ có H thì người con sẽ lây bệnh. Hiện nay đã có những loại Thu*c phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con rất hiệu quả, một trong số đó là ARV.

Nếu dùng Thu*c đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ sẽ giúp giảm khả năng đứa trẻ không nhiễm bệnh lên đến 70%. Thậm chí bà mẹ vẫn có thể cho con bú trong 6 tháng đầu.

Không phải cứ mẹ nhiễm HIV thì con khi sinh ra cũng có bệnh (Ảnh minh họa: Internet)

- Lây nhiễm qua đường T*nh d*c

Vi-rút HIV có trong tinh dịch của đàn ông và dịch *m đ*o của phụ nữ. Điều đó có nghĩa là, nếu 1 trong 2 người có H, thì có khả năng lây nhiễm đối phương. Mặc dù vậy, quan hệ T*nh d*c vẫn có khả năng lây nhiễm thấp nhất trong các con đường.

ThS. Nguyễn Kiên Cường, Viện Y học Dự phòng Quân đội cho biết: "Theo tài liệu của Hiệp hội an toàn T*nh d*c và Phòng chống HIV của Anh, dựa trên các kết quả nghiên cứu tại Anh, tỷ lệ trung bình lây truyền bệnh từ nữ giới bị nhiễm HIV sang nam giới sau 1 lần quan hệ T*nh d*c không an toàn qua đường *m đ*o là 0,082 %.

Điều này có nghĩa là trong số 1120 người đàn ông sau một lần quan hệ T*nh d*c không an toàn với phụ nữ nhiễm HIV, thì có 1 người đàn ông bị lây nhiễm HIV (điều này đúng với xác xuất 95%)". Đối với nữ, tỉ lệ lây nhiễm là 0,1% nếu quan hệ qua đường *m đ*o và qua đường miệng 0.02%.

Tuy tỉ lệ lây nhiễm thấp nhưng không chắc chắn bạn sẽ không nằm trong số những người nhiễm bệnh nếu quan hệ không an toàn. Thậm chí, vẫn có người nhiễm vi-rút ngay từ lần quan hệ đầu tiên. Do vậy, hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ.

- Lây qua đường máu

HIV có chủ yếu trong máu, vì vậy, mọi tiếp xúc trực tiếp giữa máu của người nhiễm HIV/AIDS với người không có H có tỉ lệ lây nhiễm cao nhất. Nếu truyền máu của người có H sang người bình thường thì hầu hết sẽ nhiễm bệnh. Tiêm chích mà túy có tỉ lệ thấp hơn, nếu chỉ 1 lần dùng chung bơm kim tiêm, xác suất khoảng 0,67% người; với kim tiêm vấy nhiễm thì tỉ lệ là 1/200 hoặc 1/300.

Ngoài ra là lây nhiễm qua các vết thương hở như: Vết xước trên cơ thể tiếp xúc với máu có H, hở chân răng khi hôn…

Dùng chung đồ dùng cá nhân có tỉ lệ nhiễm HIV thấp (Ảnh minh họa: Internet)

Dùng chung vật dụng cá nhân có nhiễm bệnh?

Trong cuộc sống, có không ít người trong chúng ta đã từng dùng vật dụng cá nhân với người khác như: Khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu… Vậy thì khả năng lây nhiễm bệnh qua những vật dụng này như thế nào?

Theo ThS. Nguyễn Kiên Cường: "Về lý thuyết thì nếu dùng chung vật dụng cá nhân có dính máu của người nhiễm HIV, khi sử dụng chung những vật này, da bị xước, trợt, loét thì có thể làm lây nhiễm HIV". Vậy thì có thể hiểu rằng, nếu sử dụng chung vật dụng cá nhân thì hoàn toàn có thể bị lây nhiễm HIV/AIDS.

Nhưng có một sự thật là, HIV không thể sống lâu ở điều kiện bên ngoài. Vì vậy, nếu sau một ngày hoặc lâu hơn, là người đầu tiên dùng chung đồ với người có H thì gần như 100% sẽ không bị nhiễm bệnh.

Nếu thời gian dùng chung quá gần nhau, thì cũng có xác suất lây bệnh nhưng không cao. Từ trước tới nay, rất ít trường hợp bị lây nhiễm HIV/AIDS qua vật dụng cá nhân được phát hiện. Thậm chí, chưa có trường hợp nào lấy nhiễm qua đường dao cạo râu được biết đến.

Cũng theo ThS. Nguyễn Kiên Cường, nếu nghi ngờ nhiễm HIV, thì những người từng sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm HIV nên đi xét nghiệm HIV để biết rõ bệnh tình và an tâm hơn.

Theo TP - Sức khỏe và Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/hiv-lay-nhiem-qua-vat-dung-ca-nhan-dung-uong-phi-1-doi-n245576.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY