Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hỗ trợ nhân lực, thiết bị điều trị 2 sản phụ mắc COVID-19

Lần đầu tiên Việt Nam phát hiện 2 phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 tại TP Đà Nẵng (bệnh nhân số 495 mang thai 11 tuần và bệnh nhân số 569 mang thai 35 tuần). Theo ý kiến các chuyên gia, chưa có cơ sở khoa học khẳng định thai nhi có khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 qua bánh rau trong quá trình mang thai.

Do vậy để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và con yêu trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, ngoài việc bổ sung đầy đủ, cân đối các dưỡng chất, kết hợp nghỉ ngơi, làm việc, vận động hợp lý để cơ thể khỏe mạnh, bạn cần thực hiện tốt các điều sau đây:

- Hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết, nếu thật cần thiết khi ra đường hoặc ở nơi công cộng, bạn cần cần đeo khẩu trang đúng cách. Giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp.

- Vệ sinh sạch sẽ nhà ở: Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đặc trưng của virus Corona chủng mới là không lơ lửng trong không khí mà bám trực tiếp vào các bề mặt gỗ, sắt, đá… với thời gian khá lâu, đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn khiến bạn có thể mắc bệnh. Việc thường xuyên vệ sinh nơi ở … bằng cách lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà là điều quan trọng nhưng ít người chú ý. Nên lựa chọn các chất diệt khuẩn phù hợp và đúng nồng độ để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu. Việc vệ sinh nhà cửa bạn cùng tham gia, nhưng cũng nên nhờ hỗ trợ từ các thành gia đình tránh tiếp xúc với hóa chất và chơn trượt.

- Khám thai định kỳ: Việc cần nhất thời điểm này bạn cần ở nhà là phương án tối ưu, tuy nhiên việc đi khám thai định kỳ rất cần thiết. Trong bối cảnh dịch bệnh lịch khám thai cũng có thể linh hoạt hơn, bạn nên thảo luận với bác sĩ sản khoa về lịch hẹn, tránh lạm dụng siêu âm. Khi đến khám, mẹ bầu nên bảo vệ cơ thể bằng các biện pháp như đeo khẩu trang, rửa tay và tránh giờ cao điểm…

Nếu xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi… hoặc biểu hiện khác thường, mẹ bầu báo với bác sĩ theo dõi, giữ tâm lý bình tĩnh, đến các cơ sở y tế gần nhất kiểm tra để có hướng xử trí kịp thời.

Bệnh nhân thứ 7 tại Việt Nam Tu vong vì COVID-19

Sáng 4/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về trường hợp Tu vong của bệnh nhân COVID-19.Thứ trưởng thông tin thêm, hiện nay còn một số bệnh nhân có nguy cơ Tu vong cao trong thời gian sắp tới do bệnh lý nền nặng và tuổi cao. Đây là bệnh nhân thứ 7 Tu vong do COVID-19 tại Việt Nam.

Chi viện bác sĩ BV Nhiệt đới T.Ư vào Đà Nẵng điều trị bệnh nhân nặng

Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp ở Đà Nẵng, nhất là ở nhóm bệnh nhân nặng, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư vào chi viện nhân lực hỗ trợ cho các tỉnh chống dịch COVID-19.

Thông tin mới về sức khỏe những người mắc COVID-19 từ Guinea Xích đạo về nước

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, sau khi tiến hành xét nghiệm lại toàn bộ 219 công dân Việt Nam từ Guinea Xích đạo về nước ngày 29/7, mới chỉ ghi nhận 20 ca dương tính virus SARS-CoV-2. Hiện sức khỏe các bệnh nhân đều diễn tiến tốt.

Thêm 10 ca mắc mới, Việt Nam cách ly hơn 133 nghìn người

Sáng 4/8, Bộ Y tế cho biết có thêm 10 ca mắc mới COVID-19. Trong đó có 7 ca tại Đà Nẵng, 3 ca tại Quảng Nam có liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng.

Nguy cơ bùng phát COVID-19 từ những ca không triệu chứng

Bộ Y tế cho biết, trong 174 trường hợp lây nhiễm COVID-19 trong nước kể từ 25/7, nhiều người không có triệu chứng bệnh như sốt, ho, khó thở, đau mỏi... Vì vậy, phải rất cảnh giác, không được phép bỏ sót trong rà soát, cách ly, xét nghiệm.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/ho-tro-nhan-luc-thiet-bi-dieu-tri-2-san-phu-mac-covid19-1699419.tpo)

Chủ đề liên quan:

Covid 19 đà nẵng mang thai xử trí

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY