Tâm linh hôm nay

Hoa Kỳ: Gs.Ts.Taitetsu Unno viên tịch, hưởng thọ 85 tuổi

Giáo sư Tiến sĩ Taitetsu Unno, một trong những học giả nổi tiếng thế giới, chuyên hoằng dương Tịnh Độ tông; Giáo sư đã trút hơi thở xả báo thân, tân Viên tịch vào hôm thứ 07, ngày 13 tháng 12 năm 2014 (22/10/Giáp Ngọ).

Khoảnh khắc cuối cùng của Giáo sư Tiến sĩ Taitetsu Unno được Tiến sĩ Mark Unno, đệ tử yêu quý của Giáo sư, viết "Đến hơi thở cuối cùng, Giáo sư vẫn tỉnh táo, bình an và nói rằng: “Xin cảm ơn tất cả Tăng thân, Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô. . . tiếng niệm Phật nhỏ dần cho đến không nghe tiếng nữa, và chỉ đơn giản là chấp tay im lặng trong Chính niệm. Môn nhân pháp quyến và Tăng thân đã đến viếng thăm trong những ngày cuối cùng, Giáo sư đã thể hiện niềm vui sâu sắc qua những lời Tụng kinh, Niệm Phật, cùng bên cạnh Giáo sư để Hộ niệm, đắm mình trong những giai điệu của lòng Từ bi vô biên.

Tiểu sử của cố Giáo sư:

Giáo sư Tiến sĩ Taitetsu Unno, Trưởng môn phái Tịnh Độ Chân Tông, Nhật Bản. Giáo sư sinh ngày 05 tháng 02 năm 1929 (26.12.Mậu Thìn), tại Thành phố phố Kita-Kyushu, Tây Nhật Bản. Phụ thân là cụ Ông Rev. Enryo Unno và Hiền mẫu là bà Hana Unno. Giáo sư là con trưởng trong gia đình 05 anh chị em. Trong một gia đình truyền thống Phật giáo, kính tin Tam Bảo.

Năm lên sáu tuổi (1935), Giáo sư cùng gia đình di cư sang Hoa Kỳ. Trong thế chiến thứ II, Giáo sư và gia đình nằm trong một trăm hai mươi ngàn người Mỹ gốc Nhật đã bị giam trong những hàng rào dây thép gai của những “trại tập trung” (Tổng Thống Roosevelt từng gọi như vậy), với thời gian ba năm rưỡi.

Sau chiến tranh, Giáo sư cùng gia đình định cư tại bang California, nơi Giáo sư tốt nghiệp từ các trường Đại học California, Berkeley, với bằng cử nhân văn chương Anh. Giáo sư đã đọc thuộc lòng Thơ văn của đại Văn hào Geoffrey Chaucer Triết gia thời Trung cổ, bản tiếng Anh. Đó là những bước ngoặc trong sự nghiệp học tập của mình tại Hoa Kỳ.

Năm 1951, Giáo sư đã gặp Thiền sư Suzuki ở San Francisco, Hoa Kỳ, Ngài khuyến khích Giáo sư tiếp tục học Phật giáo ở Nhật Bản. Giáo sư tiếp nhận bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học tại Tokyo năm 1968.

Hơn 40 năm giảng dạy Phật học, ban đầu dạy Đại học Illinois tại Urbana - Champaign, sau đó 37 năm ở Smith College. Giáo sư đã đóng góp đáng kể vào học thuật Phật giáo và nhân văn trong thời gian qua, trong đó có hai công trình mang tính bước ngoặc về Tịnh Độ tông Nhật Bản: - SÔNG LỬA, SÔNG NƯỚC (Giới thiệu Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân tông Nhật Bản) - Bits of Rubble Turn into Gold.

Giáo sư là người trong tổ chức Pon Award Ernest của Hiệp hội Quốc gia về Dân tộc học (Naes), có những nổ lực của mình để phát triển và duy trì giảng viên lớp Cao đẳng người Mỹ gốc Á trong năm (1998).

Giải thưởng Văn hóa vì sự thăng tiến của Phật giáo của Hiệp hội Xúc tiến Phật giáo (Bukkyo Dendo Kyokai) (2006).

Giải thưởng của Viện Nghiên cứu Phật giáo (2014).

Ngoài ra, Giáo sư còn đạt được đệ Tứ Huyền đai Aikido (Hiệp Khí đạo-合氣道), Tác giả của “Lời nói đầu”, Dịch giả quyển “"The Spirit of Aikido của Kisshomaru Ueshiba” (1984).

Là một học giả như bao nhiêu người khác, nhưng sự đam mê của Giáo sư là luôn luôn gắn bó và chia sẻ với các sinh viên của mình, nhiều sinh viên nhờ sự giáo hóa của Giáo sư mà được thành đạt rất cao. Bình thường như bao nhiêu Giáo sư khác, nhưng Giáo sư có phong cách sống tuyệt vời, và được mọi người ca tụng.

Giáo sư thụ giới trong truyền thống Phật giáo Tịnh Độ Chân tông tại Tổ đình Nishi Honganji (Tây Bổn Nguyện Tự-西本願寺), Tokyo, Nhật Bản. Giáo sư đã có nhiều cống hiến sự nghiệp của mình cho Tông phái, các Trung tâm Phật giáo, và các tổ chức Phật giáo tại Bắc Mỹ và nhiều nơi khác, trong đó có các Học viện.

Với một cái nháy mắt, cảm giác mạnh của sự hài hước, tinh thần nhẹ nhàng thanh thản và sự hiện diện Từ bi, Giáo sư đã để lại bao ấn tượng đẹp không thể phai mờ tâm trí đối với những ai biết đến Giáo sư thông qua công việc giảng dạy và hành trình hoằng dương chính pháp của Giáo sư khắp nơi.

Sự ra đi của Giáo sư là một mất mát lớn cho môn nhân pháp quyến phái Tịnh Độ Chân tông, Nhật Bản cũng như tổ chức Tôn giáo BCA và IBS và thế giới Phật giáo đồ. (Các tổ chức BCA, có trụ sở tại San Francisco, California, là một tập đoàn tôn giáo phi lợi nhuận. BCA hiện có hơn 60 ngôi Tự viện độc lập và một số học bổng, Tăng thân có khoảng 16.000 thành viên trên khắp nước Mỹ).

Thưở còn sinh tiền, học nhân cầu đạo hỏi về đức Tin, Giáo sư khai thị:

“Tín tâm như là tin cậy, giao phó chân thật chuyển động trong hai hướng mà cuối cùng trở thành một. Một người giao phó hoàn toàn cái ngã cho Bổn Nguyện Nguyên Sơ, công việc của đại bi. Mặt khác, người ta giao phó hoàn toàn cái ngã cho thực tại của tự ngã nghiệp báo hữu hạn của mình. Có thể làm được cái sau cho có cái trước và ngược lại. Như thế, chúng tạo thành một sự thức tỉnh đơn nhất. Đây là tín tâm hay đức tin như là sự tin cậy chân thật.

Trong đời sống hàng ngày tin cậy là nền tảng của bất kỳ loại tương giao có ý nghĩa nào. Điều này rất đúng, dù là tin cậy giữa những cá nhân, các quốc gia, những chủng tộc, xã hội hay tôn giáo. Không có sự tin cậy này chúng ta không thể cùng nhau làm việc và xã hội không thể vận hành. Với sự tin cậy lẫn nhau, chúng ta giữ lời hứa, hẹn gặp nhau, tuân thủ những luật lệ và giữ gìn pháp luật. Những việc ấy tùy thuộc vào quyết định của chúng ta, nhưng cũng tùy vào những khiếm khuyết của con người.

Tất cả chúng ta đều biết những lời hứa không thành, những tình bạn bị phản bội và những thỏa thuận bị bãi bỏ. Những thất thường của cái ngã tự phục vụ mình, xé rách mạng lưới tương giao của con người, làm vỡ tan sự thống nhất của đời sống, tăng thêm sự giận dữ, ganh ghét, hận thù, bạo lực và chiến tranh. Phá vỡ sự tin cậy thường do sự kiêu căng của quyền lực. Một ví dụ cổ điển là sự xâm phạm hơn bốn trăm bản Hiệp ước mà chính phủ Mỹ đã ký với những nước bản địa ở châu Mỹ. Không có một bản nào được tôn trọng.

Đầu tiên khi tôi đang chờ việc dạy học, nhiều hứa hẹn đến với tôi chỉ để bị phá bỏ sau đó. Tôi cảm thấy chán nản và tức giận, bởi vì sự tin cậy của tôi vào người ta bị xâm phạm. Tôi than thở sự việc này với một trong những vị thầy Phật giáo của tôi biết rõ hoàn cảnh của tôi. Tôi nói với Ngài, “Con không bao giờ tin vào người khác nữa !”. Ngài trả lời, “Dĩ nhiên là không. Làm sao anh có thể tin những người khác khi anh còn chưa tin chính anh.” Điều đó không chỉ làm tôi câm miệng mà còn đặt cho tôi vấn đề sự trung thành của tôi đối với niềm tin vào những người khác được đến đâu.

Nếu người ta còn không tin cậy vào chính mình, nếu cái ta còn quá không đáng tin, làm sao cái gọi là niềm tin của một người như vậy có ý nghĩa? Niềm tin trong nghĩa thông thường, căn cứ vào một tự ngã không vững bền, không chỉ không đáng tin mà còn dễ vứt đi, do hoàn cảnh. Nhưng tín tâm được phát khởi từ cái gì chân thật, thực sự và thành thật, khiến chúng ta buông đi chấp ngã và làm cho cái ngã tin cậy vào thực tại duy trì tất cả và thường trụ ở khắp muôn nơi. Thực tại này được gọi bằng những tên khác nhau: Bổn Nguyện, Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Công Đức, Phật A Di Đà hay đơn giản đời sống chân thật và thực sự.

Niềm tin phát sinh từ tự ngã không thể sản sinh ra tính tâm linh chân thật, bởi vì nó thường trực tìm cách nâng cấp đời sống của nó bằng giàu có, uy tín, quyền lực, danh tiếng... thậm chí còn dùng tôn giáo cho lợi ích cá nhân nó. Khi mối quan tâm chủ yếu là sự thực dụng của tôn giáo, người ta dễ thờ cúng, mê tín, pháp thuật, bùa phép. . . mọi cái để thổi phồng cái tự ngã. Điều này cũng đưa đến cái gọi là trào lưu chính thống và cuồng tín tôn giáo, chúng lạm dụng lòng tin cho những mục tiêu tự bành trướng mình.

Tôi dịch tín tâm không chỉ là tin cậy mà là tin cậy chân thật để nhấn mạnh nguồn gốc của nó là chân thật, thực sự và thành thật - công việc của đại bi. Tín tâm như một quà tặng đến từ thực tại vốn chân thật, thực sự và thành thật, và như thế nó không cắm rễ vào tự ngã mong manh, không bao giờ bị tan vỡ hay tiêu tán. Cái khả năng được hiến tặng này cho phép chúng ta tự nhiên tin cậy, vốn là giao phó chính mình cho thực tại. Khi những hậu quả của cuộc đời nghiệp báo đã được tiêu xài hết, cuối cùng sự tin cậy chân thật kết thúc trong giác ngộ tối thượng.

Chúng ta sẽ khám phá đầy đủ hơn công việc của Bổn Nguyện, nhưng bây giờ đã đủ để nói rằng tin cậy chân thật có một xác quyết không đòi hỏi chứng nhận hay xác định. Một câu nói như: “tôi tin” hay: “tôi có đức tin” là dư thừa. Khi mặt trời chiếu sáng ban ngày, có ai tuyên bố: “Tôi tin là mặt trời chiếu sáng ?” Hay khi mưa đổ xuống khắp nơi, cần gì để chứng minh cho nó, nói rằng: “Tôi có đức tin rằng trời đang mưa ?”

Thân Loan thượng nhân thường dùng thành ngữ “đại dương của tin cậy chân thật”. Khi người ta đi vào đại dương bao la bởi lòng Từ bi của A Di Đà, không còn gì xác định tự ngã nữa. Người ta sống tự nhiên, tự phát trong đại dương không bờ không đáy, được hộ trì bởi tính làm nổi của nước mặn. Không có sự chìm đắm trong sợ hãi, và mọi nghiệp xấu cuối cùng sẽ được chuyển hóa trong nước của đại dương.

Đấy là lý do tại sao trong khi mục tiêu trên Con Đường của những vị thông Tuệ là Giác ngộ, thì mục tiêu tối hậu của đời sống Phật giáo Chân tông là tin cậy, giao phó chân thật. Tin cậy chân thật ắt hẳn dẫn đến Giác ngộ tối thượng. Như thế sự thách thức lớn nhất đối với chúng ta là tín tâm hay tin cậy chân thật. Theo lời của Thân Loan thượng nhân:

“Đối với con người ngu dốt bao giờ cũng chìm đắm trong sinh tử với vô số chuyển sinh, sự đạt được quả Giác ngộ tối thượng, vô song không là khó. Cái khó đích thực là tin cậy chân thực”.

Khó khăn của sự tin cậy chân thật là do tự giam hảm mình, do sự khẩn thiết đầy quyền năng của cái tự ngã muốn chống chọi và che chở chính mình. Nó càng đương đầu với những khó khăn của đời sống, nó càng rút mình vào trong vỏ bọc. Cái mà chúng ta thấu hiểu là tin cậy chân thật không nương dựa vào “tôi” là gì và “tôi” tin gì; hơn nữa cái ngã tự mở ra với công việc của đại bi chân thật. Để làm rõ hơn, đây là những lời của Đại sư Asahara Saichi (1850-1932):

Tâm tôi là tâm ngài;
Tâm ngài là tâm tôi.
Chính tâm ngài trở thành tôi;
Không phải tôi trở thành A Di Đà,
Mà A Di Đà trở thành tôi;
Nam mô A Di Đà Phật.

Con người tin cậy chân thật trở thành đáng tin cậy trong nghĩa thông thường nhất. Lý do là nền tảng của niềm tin không phải là tâm thức thất thường của con người mà là thực tại thường trụ của Ánh Sáng Vô Lượng và Đời Sống Vô Lượng. Một người như thế thì không đặc biệt là tốt hay đức hạnh. Đáng tin cậy chỉ đơn giản là cách sống tự nhiên nhất như một người chân thật, thật sự”.

Trong những lần Hội nghị Quốc tế về Nhân quyền, Giáo sư Taitetsu Unno khẳng định: "Thực tế là trong quá khứ lịch sử, truyền thống Phật giáo, rất ít điều để nói về quyền cá nhân, trong nhận thức hiện tại, về thuật ngữ này nó không có nghĩa rằng Phật giáo đồ không quan tâm đến tình trạng tốt cho con người, với phẩm cách và tự do ý chí"

Đối với Phật giáo hiện đại, Giáo sư lập luận rằng: “Phải làm rõ những gì đối với khái niệm về quyền cá nhân và thực sự hiện hữu của nó cho tất cả mọi người."

Giáo sư Taitetsu Unno tin rằng: “Phật giáo đã đóng góp cho sự hoàn hảo của tự thân con người. Mỗi cá nhân là một phần của sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả cuộc sống. Như vậy, giáo lý Vô ngã (anatman) có thể tạo nên sự đánh giá cao về con người hơn là những thực thể hoặc cá nhân. Nhận thức này giải phóng một người từ các khái niệm nô dịch và tập quán của văn hóa và tôn giáo, chẳng hạn như những người chịu áp đặt bởi các truyền thống đẳng cấp Ấn Độ giáo.

Bằng cách phủ nhận các giá trị căn bản của siêu hình và định chế truyền thống, thay vào đó, Đức Phật khẳng định tính chất quyết định của hành vi và đạo đức con người bằng việc nhận ra những gì là thực sự con người. Ngài cũng nhấn mạnh sự tin tưởng vào sức mạnh của lý giải, lý do tự trị, từ chối mặc khải, quyền hạn, và truyền thống như các nguồn gốc của sự hiểu biết.

Tăng đoàn là biểu tượng hình ảnh của con người, là “Một xã hội Bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, đẳng cấp giàu nghèo, nam giới hay phụ nữ”. Tất cả đều cùng nhân loại sống trong mối tương quan với những người khác và thiên nhiên, bởi đức hạnh cư xử và nhân cách của họ.

Quyền là một sự phản ánh của sự thực tương quan này. Khi một người nhận ra sự liên kết của mọi sự sống, người ta nhận ra rằng các quyền cơ bản không chỉ dành cho con người mà cho tất cả chúng sinh, cũng như đối với cả thiên nhiên của chính nó. Giáo sư Taitetsu Unno khẳng định:

“Tôn trọng cá nhân và công nhận quyền lợi không phải thuộc về mặt tĩnh nhưng thực tế là năng động, khiến cho nó bắt buộc rằng khi chúng ta khẳng định các quyền cá nhân của riêng chúng ta, chúng ta cũng phải sẵn sàng từ bỏ chính mình để khẳng định quyền của người khác. Tuy nhiên, khi chúng ta khẳng định chỉ có quyền lợi của riêng mình, nhờ sự nương vào các quyền lợi của người khác, bao gồm các quyền của nhân loại trong tự nhiên, một quốc gia hay chủng tộc hơn người khác, một niềm tin hoặc quan điểm hơn người khác, chúng ta trở thành kẻ độc tài và áp bức.

Chỉ với sự hiểu biết đối với sự thực tương quan sẽ khẳng định nhân quyền đóng góp cho một xã hội công bằng. Trong cách này chúng ta sẽ thấy rằng cá nhân không phải là "Nhân vật trong số nhiều, như là đối tượng tuyệt đối, sự phủ định của nhiều; và nhiều không chỉ đơn giản là một bộ sưu tập của những người khác, nhưng nhiều người bằng với lợi thế chung, sự phủ định về những người riêng biệt đưa đến nhiều cách khác nhau.”

Trong khi Bồ Tát là một ngoại lệ, tất cả mọi người có thể sống với một cảm giác của lòng biết ơn đối với sự tương thuộc của thực tại trong sự xác nhận rằng "một cuộc sống với hạnh nguyện và hy sinh cho vô số người khác, bao gồm những ân phước đối với thiên nhiên.” Người Nhật thường biểu hiện "Okagesama" phản ánh của lòng biết ơn khiêm tốn này.

Tang lễ của Giáo sư Taitetsu Unno được tổ chức tại Chùa Phật giáo Berkeley, 3201 Shattuck Avenue, Berkeley, CA 94705, Hoa Kỳ.

Thích Vân Phong



Thích Vân Phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/hoa-ky-gststaitetsu-unno-vien-tich-huong-tho-85-tuoi-d16614.html)
Từ khóa: viên tịch

Chủ đề liên quan:

viên tịch

Tin cùng nội dung

  • Hơn 80 năm sau khi từ trần, di hài của vị Lạt ma cao cấp thuộc phái Phật giáo Đông Siberi, Dasha-Dorjo Itigelov, vẫn còn nguyên vẹn như mô của người sống. Các nhà khoa học Nga xác nhận rằng thi thể của ngài không phân hủy, và gần như bất tử. Song, những người đa nghi không tin vào điều này.
  • Đại lão Hòa thượng Diệu Trí, chuyên tu pháp môn Dược Sư, viên tịch vào ngày 25-2-2003, hưởng thọ đến 116 tuổi. Nhiều năm sau, ai nấy đều kinh ngạc khi nhục thân của Hòa thượng vẫn còn nguyên vẹn…
  • Thành kính tưởng niệm 70 năm, ngày Thái Hư Đại sư viên tịch, vị Tăng sĩ Phật giáo trứ danh, triết học gia, sáng lập Nhân gian Phật giáo, người khởi xướng cuộc Cách mạng Phật giáo vào đầu thế kỷ 20 tại Trung Hoa “Tam Phật Chủ nghĩa-三佛主義”. Phong trào cải cách này nhằm vào 3 điểm chính: 1. Cải cách về giáo lý; 2. Cải cách về giáo chế; 3. Cải cách về giáo sản.
  • Trên bước đường tu học, hành đạo Trưởng lão HT.Thích Tâm Giác đã hiến dâng trọn cuộc đời cho lý tưởng vị tha, Ngài đã thực hành hạnh nguyện Bồ tát độ sinh đưa đạo và đời, tùy duyên dẫn dắt mọi người đi về bến giác. Nhìn chung về cuộc đời thế đạo, Ngài đã tạo cho riêng mình một địa vị khá đặc biệt về cả ba lĩnh vực: 1. Lập công; 2. Lập đức; 3. Lập ngôn.
  • Câu chuyện về xá lợi tỏa hương thơm ngát của vị sư tổ Thủy Nguyệt tại chùa Nhẫm Dương cho đến tận ngày nay vẫn được coi là sự kỳ diệu hiếm có, bởi những lời dặn dò trước khi viên tịch và tư thế kiết già của sư tổ.
  • Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo đòi bình đẳng Tôn Giáo trong thời chính quyền Ngô Đình Diệm tại miền Nam Việt Nam.
  • Suốt đời Ngài nghiêm trì Tịnh giới, dù trăm tuổi nhưng thân vẫn khinh an nhẹ nhàng, ngôn giáo, thân giáo tịnh trọng, lãnh chúng Tọa hương, Chủ trì Thiền thất Pháp hội, giảng Kinh Kim Cương, Kinh Pháp Hoa, Giáo Quán cương tông.
  • Năm nay, PL.2557- DL.2013 tông môn Tổ đình Đông Hưng kỷ niệm giỗ Tổ lần thứ 29 ngày Hòa thượng Thích Hành Trụ (1903 – 1964) viên tịch (29/10/Âm lịch) tại nbsp;nơi trú xứ mới trong khu liên hợp sân Gold, đường Đỗ Xuân Hợp, P.An Phú, Q.2, Tp.HCM (được khởi công xây dựng ngày 2/10/2011).
  • Cuộc đời hạnh hóa đạo của Ngài rất bình dị, chân tu thật học, nghiêm trì giới luật, là một trong những bậc Cao Tăng Thạc Đức tạo tiền đề cho cuộc chấn hưng Phật giáo Nam bộ vào đầu thế kỷ XX và Huệ Quang Hòa thượng tiếp tục theo gương sáng của Ngài
  • Năm lên 10 tuổi (1949), Ni trưởng được cho phép theo cha xuất gia, cùng người em gái là Ni sư Như Phùng (viên tịch năm 2002). Sau đó, Ni trưởng được Hòa thượng gửi đến chùa Linh Sơn, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa thọ giáo với Sư bà Tâm Đăng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY